Cuba trong quá trình "cập nhật hóa" mô hình kinh tế
Theo nhận định của tạp chí Le Monde Diplomatique, sau khi Washington và La Habana xích lại gần về ngoại giao kể từ năm 2015, tại Cuba đã diễn ra một loạt "những bước tiến lịch sử đầu tiên".
Cụ thể như ban nhạc rock Rolling Stones biểu diễn lần đầu tiên tại Cuba; bộ phim "bom tấn" của Hollywood lần đầu tiên được quay ở Cuba (Fast & Furious 8); khách sạn siêu sang lần đầu tiên được xây dựng ở La Habana; show diễn thời trang quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Cuba (do Chanel và Karl Lagerfeld đồng tổ chức); lần đầu tiên một tàu hành trình Mỹ cập bến Cuba kể từ năm 1959... Đảo quốc Caribe này đã ghi nhận những sự thay đổi mạnh mẽ trong các vấn đề kinh tế và xã hội, mà động lực là tiến trình “cập nhật hóa chủ nghĩa xã hội Cuba", một nỗ lực cải cách được Chủ tịch Raúl Castro triển khai ngay khi lên nắm quyền (tạm quyền vào năm 2006, rồi chính thức sau cuộc bầu cử năm 2008) và được hợp thức hóa tại Đại hội Đảng năm 2011.Nâng cao vai trò của khu vực tư nhânMột trong những điểm sáng trong các cải cách của ông Raúl Castro là cho phép tăng số người lao động tự chủ.Hoạt động kinh tế tư nhân được mở rộng ra 201 ngành nghề, chủ yếu là các công việc tay chân như lái xe taxi, cắt tóc, sửa nhạc cụ, thợ nề, cho thuê trang phục biểu diễn, diễn hề, bán hàng rong các sản phẩm nông nghiệp, dắt chó đi dạo, mở nhà hàng…
Môi giới bất động sản cũng được công nhận hợp pháp, đánh dấu một bước chuyển lớn ở quốc gia mà suốt hơn 50 năm trước đó người dân không được phép bán nhà.
Có thể nói, tình trạng bất công trong xã hội Cuba không phải là sản phẩm của quá trình “cập nhật mô hình kinh tế-xã hội” như các nhà lý luận bảo thủ e sợ, mà đã bắt đầu được tích lũy từ những năm 1990 với nhiều yếu tố khác nhau từ kiều hối, tình trạng USD hóa một phần nền kinh tế tiêu dùng, mở cửa cho đầu tư nước ngoài, du lịch và sự trưởng thành của thế hệ “con ông cháu cha” đầu tiên trong lòng cách mạng.Dù theo cách này hay cách khác, các biện pháp cải cách hướng tới việc hợp pháp hóa những gì trên thực tế đã tồn tại trong xã hội. Kết quả là số lao động tự do ở Cuba đã tăng từ khoảng 150.000 người năm 2010 lên hơn 500.000 người vào năm 2016, và khu vực tư nhân (bao gồm lao động tự do và các hợp tác xã) hiện chiếm 30% lực lượng lao động (với tổng số khoảng 5 triệu người). Bên cạnh đó, hơn 400 hợp tác xã tư nhân, phi nông nghiệp đã được phê chuẩn hoạt động ở Cuba kể từ khi nước này mở cửa đối với lĩnh vực tư nhân trong giai đoạn thử nghiệm vào năm 2012.Theo Giám đốc Ủy ban thường trực về Thực hành và Phát triển, Yovana Vega, các hợp tác xã này hiện có hơn 12.000 hội viên, 88% trong số này hoạt động trong các lĩnh vực như nhà hàng, thương mại, dịch vụ nhân lực và thợ sửa chữa, xây dựng…
Chính phủ Cuba hiện cũng đang tìm cách củng cố việc thành lập các hợp tác xã tư nhân theo các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội như một phần của việc cập nhật mô hình kinh tế -xã hội trong nước.Mặt khác, sự bùng nổ của ngành du lịch là yếu tố quan trọng góp phần tạo điều kiện phát triển cho nửa triệu người “khởi nghiệp” hay lao động tự doanh tập hợp trong thành phần kinh tế tư nhân non trẻ của Cuba.Ngành du lịch nước này tăng trưởng từ 5% đến 10% trong 20 năm qua, và năm 2016 chứng kiến sự bùng nổ lượng khách du lịch Mỹ với 615.000 lượt khách, trong đó 286.000 người không phải là người Mỹ gốc Cuba (tăng 74% so với năm 2015).
Trong năm ngoái, Cuba đã đón 4 triệu lượt khách du lịch, một con số cao kỷ lục. Nhờ vậy, ngành công nghiệp không khói đã trở thành lĩnh vực mang lại nguồn ngoại hối lớn thứ hai tại nước này, chỉ sau ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ y tế và dịch vụ chuyển tiền).E ngại “bóng ma của thị trường”Theo nhà kinh tế học Omar Everleny Pérez, “vấn đề chính là sự cứng nhắc về ý thức hệ của một bộ phận những người nắm quyền lực".Văn kiện Đại hội Đảng năm 2016 cho thấy một sự cứng nhắc nhất định so với cương lĩnh trước đó. Văn kiện năm 2011 đã chỉ rõ: "Trong các hình thức quản lý phi nhà nước mới, việc tập trung quyền sở hữu vào các cá nhân hay pháp nhân là không được phép".
Văn kiện năm 2016 đã đi xa hơn khi đưa ra quy định ngăn cấm tập trung của cải. Tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội vào tháng 6/2017 – được dành để thảo luận các vấn đề này, chủ đề được thảo luận nhiều nhất là mối đe dọa của sự tích lũy.
Bài viết trên tuần báo Progreso Semanal (Mỹ) cho rằng kế hoạch Phát triển chiến lược đầy tham vọng của Cuba cần nhiều tỷ USD mỗi năm từ nay tới năm 2030 để có thể triển khai thực hiện với biên độ rất hẹp cho những sai lầm. Chính vì điều này mà cần phải có kế hoạch thực sự và "cánh cửa" cho đầu từ trực tiếp nước ngoài không thể tiếp tục khép hờ như hiện tại.Các quan chức của Chính phủ Cuba đã thừa nhận rằng đất nước cần 2 tỷ USD đầu tư nước ngoài trực tiếp mỗi năm, nhưng kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài mới có hiệu lực, từ năm 2014 tới hết năm 2016, đảo quốc Caribe này mới thu hút được vẻn vẹn 1,3 tỷ USD.Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua vai trò của đầu tư nước ngoài trong mối quan hệ của nguồn tài chính này đối với thành phần kinh tế tư nhân trong nước và phát triển địa phương.
Giải thích nguyên nhân tại sao hoạt động đầu tư nước ngoài ở Cuba chưa thể “cất cánh” và phát huy hiệu quả vai trò của nó trong nền kinh tế, bài viết đăng trên nhật báo Granma (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba) chỉ ra những khó khăn nội tại, làm kéo dài thủ tục của bất kỳ khoản đầu tư nào.Bất chấp việc Quốc hội tiến hành phiên họp bất thường tháng 4/2014 để thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, đáp ứng một quan điểm chính trị mới mẻ tại Cuba khi đó, vẫn còn những mê cung quan liêu tác động chồng chéo lên nhau tạo ra rào cản trong môi trường ngân hàng và tài chính quốc nội.Đđơn cử như hệ thống đồng tiền kép và đa tỷ giá hối đoái làm chậm trễ các bước triển khai và gây khó khăn không chỉ đối với doanh nhân nước ngoài mà cả các doanh nghiệp Cuba.
Những hiềm nghi, e ngại đối với “bóng ma của thị trường” và những phản đối mù quáng từ nội bộ cũng được cho là nguyên nhân sâu xa của việc kéo dài các cuộc thương lượng và cản trở doanh nghiệp nước ngoài ký hợp đồng với người lao động và các dịch vụ sở tại.“Tư duy lạc hậu đầy thành kiến chống lại đầu tư nước ngoài” mà Chủ tịch Raúl Castro từng chỉ trích, sẽ mất căn cứ khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài khẳng định được vai trò là cột trụ, chứ không chỉ là một nguồn lực bổ trợ, cho các lĩnh vực phát triển thiết yếu nhất của Cuba.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài ở Cuba, từ lời nói đến hành động
07:02' - 30/11/2017
Theo bài viết đăng trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, nguồn vốn nước ngoài vẫn “chảy” vào nước này với tốc độ nhỏ giọt, trái với nhu cầu cấp bách của nền kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba tưởng niệm 1 năm ngày mất của Lãnh tụ Cách mạng Fidel Castro
10:22' - 26/11/2017
Ngày 25/11, Cuba tiến hành lễ tưởng niệm một năm ngày lãnh tụ Cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ và Cuba chịu thiệt thòi từ các biện pháp thắt chặt
06:03' - 22/11/2017
Hệ quả sắp tới từ những biện pháp thắt chặt cấm vận của Mỹ chống Cuba sẽ làm tổn hại nền kinh tế Cuba, tuy nhiên, thành phần kinh tế tư nhân của Mỹ cũng sẽ chịu thiệt thòi từ quyết định này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba qua hồ sơ giải mật của CIA
06:30' - 20/11/2017
Theo mạng tin Thư từ Cuba, những tài liệu mới được Washington giải mật tháng trước liên quan vụ ám sát Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy đã tiết lộ nhiều kế hoạch của Cục tình báo trung ương Mỹ chống Cuba.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đã đón trên 4 triệu lượt khách quốc tế từ đầu năm đến nay
15:30' - 07/11/2017
Bộ Du lịch Cuba ngày 6/11 cho biết lượng khách quốc tế tới đảo quốc Caribe này trong năm nay đã cán mốc 4 triệu lượt người, sớm tới 54 ngày so với năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.