Cung cầu lao động tại Tp Hồ Chí Minh: Bài 1 - Nghịch lý từ đâu?
Cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đang theo xu hướng công nghệ cao, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải đáp ứng. Để làm được điều này, Chính phủ, chính quyền thành phố cần có những chính sách đột phá, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 7 chương trình đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhiều về số lượng nhưng không ổn định và bền vững. Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng mất cân đối cung - cầu nguồn lao động, chất lượng lao động sau đào tạo còn yếu và nguồn dữ liệu tổng thể lao động chưa được kết nối khiến cung - cầu khó gặp nhau… * Nghịch lý thiếu - thừa Câu chuyện thiếu - thừa lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thời gian qua nhưng vẫn là bài toán chưa có lời giải. Các chuyên gia cho rằng, nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng đến các ngành kỹ thuật cao nhưng lực lượng lao động còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng của nhà tuyển dụng. Theo Thạc sỹ Trần Văn Hùng, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, thành phố có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao (gần 46%). Do đó, nghịch lý về lao động vẫn tiếp tục diễn ra, đó là thành phố có nguồn nhân lực dồi dào, nhu cầu việc làm lớn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, không tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra.Định hướng phát triển kinh tế của thành phố trong tương lai là ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao và ngành công nghiệp công nghệ cao. Do đó, nguồn nhân lực thực tế khó đáp ứng yêu cầu đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực.
Khảo sát của Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, năm 2018, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là khoảng 300.000 người, tăng bình quân 5% so với năm 2017. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường lao động vẫn chưa đồng bộ, còn thể hiện sự chênh lệch cung - cầu lao động về số lượng. Đặc biệt, chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Nghịch lý hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh đang thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ nói riêng bậc đại học mà cả bậc cao đẳng, đào tạo nghề. Hiện nay rất nhiều trường có đề án đào tạo nhưng vì không có phân tầng mục tiêu đào tạo nên đều đào tạo na ná nhau, dẫn đến số sinh viên ra trường nhiều nhưng không được sử dụng. *Những nút thắt Ngoài những nguyên nhân về chính sách đào tạo khiến cung - cầu lao động chưa gặp nhau, theo các chuyên gia, công tác quản lý lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu việc làm thời gian qua ở nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn bộc lộ những hạn chế.Cụ thể, hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển thị trường lao động, là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhưng các trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập thông tin về cung - cầu lao động, không kết nối dữ liệu.
Từ thực tế nhiều năm qua, Tiến sĩ Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, chưa có sự kết nối về thông tin trên phạm vi vùng, cả nước. Từ đó kéo theo hoạt động phân tích và dự báo thị trường lao động còn yếu kém, gây ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội nói chung, chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao và giải quyết việc làm nói riêng. Không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều địa phương khác như Bình Dương - tỉnh lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang gặp phải những khó khăn trên. Đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương cho biết, các Trung tâm dịch vụ việc làm chưa có hệ thống kết nối liên thông dữ liệu và kết nối cung - cầu lao động, kết nối việc tìm người, người tìm việc nên việc sử dụng thông tin về thị trường lao động chưa hiệu quả.Bên cạnh đó, chưa có dữ liệu chung về bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc để các Trung tâm dịch vụ việc làm có thể tra cứu, đối chiếu thông tin, tránh giải quyết hồ sơ trùng nhằm thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đánh giá của Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay chỉ mới tập trung hỗ trợ người lao động sau khi thất nghiệp chứ chưa chủ động có giải pháp hỗ trợ người lao động nhằm duy trì việc làm, phòng tránh thất nghiệp.Tâm lý người lao động chỉ muốn hưởng chế độ cho mục đích cá nhân chứ chưa quan tâm đến các chế độ khác như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề để tiếp tục quay lại thị trường lao động. Một số lao động chưa nhận thức rõ việc khai báo tình trạng việc làm, trong khi phần lớn người sử dụng lao động vẫn chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động. Mặt khác, công tác quản lý lao động ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa có đủ công cụ để quản lý lao động nên rất khó kiểm soát tình trạng việc làm của người lao động dẫn đến số liệu thống kê chưa kết nối.
Bên cạnh đó, theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lao động Việt Nam vẫn thờ ơ với việc tự nâng cao trình độ. Đây là sự thật đáng lo ngại khi Việt Nam đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cụ thể, theo khảo sát các năm trở lại đây chỉ có 4,9% công nhân lao động hưởng chế độ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đi học nghề với mong muốn quay trở lại thị trường lao động, trong khi đó hơn 95% còn lại sử dụng số tiền đó vào việc khác.Do đó, cần có những tác động để thay đổi nhận thức của đại đa số công nhân lao động, bởi khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lan rộng, hàng loạt lao động sẽ đối mặt với thất nghiệp do trình độ tay nghề yếu kém, lạc hậu không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp./.
(Bài 2: Cần giải pháp toàn diện)Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng lao động, chính sách tiền lương
12:53' - 21/05/2018
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức nắm tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn.
-
Đời sống
Tôn vinh lao động trẻ có tay nghề cao tại Kỳ thi Tay nghề Quốc gia và Thế giới
21:15' - 20/05/2018
Tối 20/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ tổng kết và trao thưởng Kỳ thi Tay nghề Thế giới lần thứ 44 năm 2017 và Kỳ thi Tay nghề Quốc gia lần thứ X năm 2018.
-
Bất động sản
Ngành xây dựng hưởng ứng tháng an toàn, vệ sinh lao động
13:07' - 18/05/2018
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ngành xây dựng năm 2018 đã chính thức khởi động ngày 18/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận động lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn
12:59' - 11/05/2018
Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 1.000 lao động cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.