Cung ứng điện năm 2024 liệu có đảm bảo?
Năm 2024, tình trạng thiếu điện tiếp tục được các chuyên gia cảnh báo, đặc biệt trong mùa khô. Báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình cung ứng điện năm 2024 cũng chỉ ra rằng, trong tình huống cực đoan, miền Bắc vẫn có thể tiếp tục thiếu điện như đã diễn ra vào năm nay. Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phóng viên:Thưa ông, trong tháng 5, tháng 6 năm 2023 tại miền Bắc đã chứng kiến việc thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt. Theo ông, nguyên nhân xuất phát từ đâu?Ông Hà Đăng Sơn: Tình trạng tăng đột biến của nhu cầu phụ tải trong mùa Hè vừa qua không phải vấn đề mới nhưng có một số yếu tố đặc thù dẫn tới hệ quả thiếu điện.
Thứ nhất phải kể đến những đợt nắng nóng bất thường diễn ra vào đúng lúc một số nhà máy điện chủ chốt của chúng ta gặp sự cố, gây thiếu hụt về nguồn cung. Thứ hai là nguồn nước cho thủy điện cũng gặp khó khăn trong đợt đầu mùa hè. Lượng nước ở thượng nguồn về rất thấp và không đủ để phát điện. Do đặc tính của các nhà máy thủy điện không thể phát 100% toàn bộ lượng nước có trong hồ chứa mà vẫn phải dự trữ để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, cấp nước cho người dân. Đây đều là những nhu cầu rất quan trọng. Từ hai yếu tố này đã tạo ra những thách thức không nhỏ đối với cung ứng điện.
Thêm vào đó, các cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Trung Đông đã khiến cho giá nhiên liệu ở mức cao, dẫn tới việc huy động nguồn nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao gặp khó. Trong bối cảnh đó, giá điện đã được giữ ổn định trong thời gian dài, khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam ở vào thế khó khi phải bán điện với giá thấp hơn so với giá thành sản xuất và thua lỗ. Hệ lụy là việc thu xếp vốn để đầu tư nguồn và lưới điện mới không có; thiếu tiền mua nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
Phóng viên: Rõ ràng việc thiếu điện đã được cảnh báo từ nhiều năm trước, nhưng tình trạng này vẫn xảy ra. Ông có thể lý giải điều này?Ông Hà Đăng Sơn: Nhiều nghiên cứu của quốc tế đã chỉ ra rằng, khi chúng ta đi theo xu hướng chuyển đổi năng lượng sạch, giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn điện nhiên liệu hóa thạch thì yếu tố phát triển hệ thống lưới truyền tải là cực kỳ quan trọng.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải có những thay đổi lớn hơn liên quan đến các quy trình, quy định điều độ, huy động nguồn điện, phát triển thị trường điện để đảm bảo mức giá cạnh tranh hơn và tạo cơ hội để chuyển đổi năng lượng.
Thời gian qua, Việt Nam đã có sự tăng trưởng nóng về các nguồn điện năng lượng tái tạo, dẫn tới hạ tầng về truyền tải điện chưa đáp ứng được; khu vực miền Trung và miền Nam quá dư thừa, nhưng nhu cầu thấp, không thể huy động; trong khi đó, miền Bắc có phụ tải tăng cao thì việc phát triển năng lượng tái tạo lại không hiệu quả bằng do đặc thù về khí hậu.
Mặt khác, việc phát triển lưới điện truyền tải mang tính chất chiến lược để đưa điện từ miền Trung và Nam ra miền Bắc lại rất chặt chẽ trong thu xếp vốn, xây dựng cũng như giải phóng mặt bằng.
Vì thế, chúng ta cần có những giải pháp mang tính tích cực hơn, chủ động hơn để ứng phó, đặc biệt là trong năm 2024 sắp tới.
Phóng viên: Nhiều chuyên gia cũng như chính Bộ Công Thương cũng cho rằng, năm 2024 rất có thể chúng ta tiếp tục đối diện với việc thiếu điện. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Hà Đăng Sơn: Ngay từ giữa năm 2023, chúng tôi đã nhiều lần nêu lên những lo ngại trong câu chuyện cung ứng điện cho năm 2024. Tuy nhiên vừa rồi, chúng ta cũng thấy rằng đã có những tín hiệu tốt, ví dụ như lượng mưa ở thượng nguồn tăng; phía EVN cũng đang rất chủ động, tích cực trong trữ nước để có thể đáp ứng được nhu cầu điện tăng cao trong mùa khô năm 2024 sắp tới. Chính phủ cũng đã nhận thức các thách thức trong phát triển bền vững, một mặt chuyển sang sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn điện chạy nền. Việc điều chỉnh giá điện 2 lần trong năm 2023 vừa qua cũng là những tín hiệu tích cực để đảm bảo cho EVN có tình trạng tài chính tốt hơn và có nguồn tiền để chi trả cho các nguồn điện từ khối tư nhân.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua thách thức rất lớn trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống lưới điện truyền tải xương sống Bắc Nam. Vấn đề này Chính phủ đã có chỉ đạo mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, đặt ra mục tiêu cho ngành điện phải làm sao hoàn thành việc xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 trong thời gian ngắn nhất để đưa điện từ miền Trung, miền Nam ra miền Bắc trong giai đoạn có thể gặp khó khăn về cung ứng điện. Chúng ta cũng đã có những cái giải pháp đàm phán với Lào để mua điện từ các dự án thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
Rõ ràng, về chuẩn bị để ứng phó cung ứng điện năm 2024 thì theo tôi đánh giá, chúng ta đang đi theo hướng rất tốt, một mặt chúng ta đã có chủ động về nguồn cung nội tại và mặt khác những nguồn điện mà chúng ta đặt mua ở nước ngoài đa phần là nguồn điện sạch, điện tái tạo.
Như vậy, tôi hy vọng việc thiếu điện trong năm 2024 nếu có xảy ra cũng chỉ trong thời gian rất ngắn và mang tính chất cục bộ tại một số khu vực. Nhìn tổng thể, tôi có kỳ vọng tương đối tươi sáng trong việc cung ứng điện năm 2024.
Phóng viên: Theo ông, trong thời gian trung hạn và dài hạn, chúng ta cần làm gì để có thể giảm nỗi lo về thiếu điện?Ông Hà Đăng Sơn: Về mặt trung hạn cũng như dài hạn, chúng ta vẫn phải tiếp tục xem xét phát triển hệ thống lưới điện và đẩy mạnh tiến độ xây dựng nguồn điện ở khu vực miền Bắc; đặc biệt như các dự án điện khí LNG, hay đề xuất các cơ chế chính sách giúp giải tỏa khó khăn cho doanh nghiệp để đầu tư cung ứng điện tự dung, điện mặt trời mái nhà.
Tôi nghĩ rằng ưu tiên sắp tới của Chính phủ trong cuối năm nay hoặc đầu năm sau sẽ là hoàn thiện và ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, tạo cơ sở, niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân cũng như các địa phương, chủ động về hồ sơ, thủ tục liên quan đến vấn đề cấp giấy phép đầu tư, giải phóng mặt bằng…
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Chủ động cung ứng điện ổn định, an toàn dịp cuối năm
12:26' - 09/12/2023
PC Hưng Yên đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng, cải tạo và đưa vào vận hành các dự án điện trọng điểm, đồng thời có nhiều giải pháp chống quá tải, chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các sự cố lưới điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Cung ứng điện liệu có đáp ứng đủ dịp cuối năm?
10:29' - 06/12/2023
Với tình hình thủy văn tốt cùng các giải pháp điều độ hợp lý từ sớm, tình hình cung cấp điện cuối năm nay sẽ được đảm bảo.
-
Kinh tế Việt Nam
6 nhiệm vụ đảm bảo cung ứng điện năm 2024
20:39' - 24/11/2023
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty trong mọi tình huống không được để xảy ra tình trạng thiếu điện, thiếu nhiên liệu than và khí cung cấp cho sản xuất điện...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách