Cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu khi dịch diễn biến phức tạp
Những ngày gần đây, khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona diễn biến phức tạp dẫn đến tình trạng găm hàng tăng giá, nhất là đối với mặt hàng thiết bị y tế, khẩu trang. Cùng với đó, với tâm lý hoang mang, lo sợ nguồn thực phẩm khan hiếm đã khiến nhiều người tiêu dùng đã mua sẵn thực phẩm về tích trữ. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) về kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu tại thị trường khi tình hình dịch diễn biến phức tạp.
Phóng viên: Trước tình hình dịch bệnh không ít người tiêu dùng trên cả nước đã đổ xô đi mua thực phẩm cùng hàng hoá thiết yếu về tích trữ. Ông cho biết, để đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng sau Tết nhất là trong bối cảnh hiện nay Bộ Công Thương đã có kế hoạch cụ thể như thế nào?
Ông Trần Duy Đông: Sau khi thị trường xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá đối với mặt hàng thiết bị y tế như nước sát trùng, khẩu trang, găng tay…Bộ Công Thương đã chỉ đạo Vụ Thị trường trong nước phối hợp với lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm soát chặt chẽ các hiện tượng này theo đúng Nghị định hướng dẫn Luật Giá và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm. Ngoài ra, Vụ Thị trường trong nước đã cùng với Cục Công nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu làm việc với doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thuộc lĩnh vực quản lý của ngành về năng lực sản xuất nhằm tránh tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất nhất là khẩu trang bằng vải để phục vụ cho việc phòng chống dịch. Điều đáng mừng là hầu hết các doanh nghiệp này đều cam kết tăng khả năng cung ứng với mặt hàng khẩu trang vải. Dù vậy, trước khi đưa ra lưu thông, phân phối đáp ứng phòng chống dịch phải được Bộ Y tế công nhận về tiêu chuẩn, quy chuẩn của mặt hàng này. Cùng với đó, nhằm đảm bảo nguồn cung với mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm Vụ Thị trường trong nước đã làm việc với các nhà phân phối Saigon Co.op, VinMart, Big C cũng như những nhà sản xuất để có kịch bản, phương án đáp ứng đủ nguồn hàng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc chuẩn bị kịch bản, kể cả trong trường hợp xấu nhất. Phóng viên: Ông có thể cho biết, phương án cụ thể về mạng lưới cung ứng cũng như hệ thống dữ trữ hàng hoá nhằm đáp ứng nguồn cung hàng hoá nhất là khi dịch bệnh lây nhiễm ở cấp độ cao? Ông Trần Duy Đông: Để ứng phó với dịch bệnh, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều kịch bản để ứng phó với những cấp độ khác nhau. Do vậy, trong trường hợp xấu nhất khi dịch bệnh bùng phát ở cấp độ cao Bộ Công Thương vẫn có thể chủ động ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hoá phục vụ thị trường. Vì thế, Bộ Công Thương đã đề nghị tất cả các hệ thống phân phối lớn như Vinmart, Saigon Co.op, Big C trên cả nước đồng loạt tăng nguồn hàng dự trữ của quí I năm nay từ 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Ban Quản lý các chợ đầu mối tăng cường cung cấp hàng để có nguồn hàng dự trữ. Đơn cử như báo cáo và cam kết của Vinmart gửi về cho thấy, kế hoạch chuẩn bị ổn định nguồn hàng so với quý I năm ngoái tăng khoảng 50% tùy từng mặt hàng và đa số là tăng từ 30 đến 50%. Chẳng hạn với mặt hàng gạo, Vinmart đã chuẩn bị nguồn cung tăng 50%, thịt lợn tăng 30%, thịt gà 30%, các loại như thịt bò, hải sản, thực phẩm chế biến thì đều tăng khoảng 40%, rau củ quả, dầu ăn cũng có khối lượng dự trữ tương ứng. Theo đó, tất cả những mặt hàng thực phẩm đều được hệ thống phân phối thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương và sẵn sàng chuẩn bị nguồn cung tăng trưởng khoảng từ 30-50%.Phóng viên:Xin ông chia sẻ thêm về vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước ông có ý kiến gì xung quanh tình trạng người tiêu dùng lo ngại thiếu nguồn cung thực phẩm?
Ông Trần Duy Đông: Trong thời gian này, người tiêu dùng cả nước có thể yên tâm về việc các hệ thống phân phối đảm bảo đủ nguồn các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu nhất là về lương thực và thực phẩm.
Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay phía Trung Quốc đã có chính sách đóng cửa các cặp chợ vùng biên đến ngày 8/2. Bởi vậy, Bộ Công Thương đang cùng với Bộ, ngành liên quan tìm giải pháp và thị trường thay thế nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông sản thay vì tập trung vào xuất khẩu vào Trung Quốc. Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước để đẩy mạnh tiêu thụ. Do đó, về cơ bản nguồn cung ứng đối với các sản phẩm nông sản, lương thực và thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong thời gian tới. Đáng lưu ý, từ Tết Nguyên đán trở lại đây đã có một số hiện tượng cục bộ do dịch bệnh kèm theo mưa đá khiến nhiều mặt hàng như rau củ tăng giá cục bộ. Bên cạnh đó, do mới đầu năm nên nhiều nơi nông dân vẫn chưa trồng kịp để thay thế đã phần nào ảnh hướng đến nguồn cung. Để đảm bảo nguồn cung kịp thời, Bộ Công Thương đã làm việc với Sở Công Thương Thanh Hoá và một số tỉnh khác bàn giải pháp điều tiết cung cầu, bù đắp cho một số địa phương chịu sự thiệt hại của mưa đá hay một vài điểm tại Hà Nội có chuyện rau củ quả tăng giá nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.Phóng viên: Để quản lý tốt thị trường trước những diễn biến của dịch bệnh, Bộ Công Thương có những khuyến cáo gì tới người tiêu dùng để ổn định tâm lý về việc đảm bảo nguồn cung cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm?
Ông Trần Duy Đông: Theo tôi, thời gian qua thị trường hỗ loạn chủ yếu liên quan đến mặt hàng khẩu trang găng tay, gel rửa tay…và Bộ Công Thương đã trao đổi với Bộ Y tế để tăng nguồn cung. Mặt khác, Bộ Công Thương cũng đã có những giải pháp để tăng tiêu thụ đối với các mặt hàng nông sản mà đối với thị trường Trung Quốc có thể xảy ra chuyện gián đoạn xuất khẩu để mà tiêu thụ những mặt hàng này trong nước cũng như đẩy mạnh tìm nguồn thay thế. Hơn nữa, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước đảm bảo cung ứng nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm, tránh bị lôi cuốn bởi một số điểm hay cá nhân đục nước béo cò đẩy giá. Ngoài ra, trong thời điểm hiện tại bên cạnh việc cung ứng đủ nguồn hàng thì vấn đề an toàn thực phẩm cũng đang được quan tâm nhất. Do vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm. Hiện nay, tại các chợ truyền thống vấn đề an toàn thực phẩm chưa thực sự được các tiểu thương coi trọng. Do vậy, trước yêu cầu sát sao từ phía Bộ Công Thương, các lực lượng chức năng đã vào cuộc đề nghị các tiểu thương ký cam kết đảm bảo nguồn cung ứng ra thị trường phải an toàn. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng yêu cầu lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra vận chuyển, lưu thông, buôn bán những mặt hàng động vật hoang dã hay những mặt hàng có nguy cơ truyền nhiễm bệnh cao. Tuy đây là vấn đề pháp luật không cho phép nhưng giai đoạn này vẫn cần giám sát chặt chẽ hơn vì không ít ý kiến cho rằng dịch bệnh lây nhiễm từ động vật như dơi, rắn hay cầy hương cũng rất nghiêm trọng. Hơn nữa, Bộ Công Thương cũng đề xuất các nhà cung cấp hàng ưu tiên hàng hoá vào hệ thống phân phối và ngược lại các nhà phân phối phải tăng cường khâu kiểm soát nguồn hàng từ truy xuất nguồn gốc đến đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm ổn định thị trường và tạo tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng.Phóng viên:Ông có nhận định rõ hơn về xu hướng tiêu dùng năm nay và kế hoạch cụ thể của Bộ Công Thương trong thời gian tới nhằm đáp ứng thị trường?
Ông Trần Duy Đông: Đầu tiên, dịch bệnh sẽ tác động không nhỏ tới thị trường trong nước. Vì vậy, tổng mức bán lẻ hàng hoá năm nay có thể sẽ giảm từ hai ngành hàng dịch vụ giải trí và ăn uống. Không những thế, phương thức và xu hướng kinh doanh tại thị trường trong nước cũng như thị trường bán lẻ sẽ vận động theo hướng người tiêu dùng. Trước tâm lý lo ngại về dịch bênh cũng như tình trạng găm hàng tăng giá, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng tiêu dùng từ các chợ truyền thống sang các trung tâm thương mại, siêu thị để tìm kiếm các nguồn thực phẩm dễ truy xuất nguồn gốc cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm. Cùng với đó, nhằm hạn chế nguy cơ lây lan, không ít người tiêu dùng còn lựa chọn phương thức mua sắm online qua các trang mạng điện tử. Điều này vừa tránh giao tiếp trực tiếp nơi cộng cộng giúp hạn chế lây nhiễm cũng như thanh toán điện tử cũng được tăng lên. Do vậy, Vụ Thị trường Trong nước cũng đã phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số (Bộ Công Thương) để làm việc với các trung tâm thương mại, các hệ thống phân phối nhằm hỗ trợ về phương thức bán hàng cũng như phương thức thanh toán theo đúng xu thế dịch chuyển. Bởi, cùng với sự dịch chuyển của thị trường cũng như sự phát triển của thương mại điện tử thì thanh toán không dùng tiền mặt là lựa chọn tối ưu nhất để đảm bảo an toàn và tránh lây nhiễm dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tăng cường phòng, chống dịch bệnh
21:23' - 03/02/2020
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chủ động thực hiện các khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về y tế để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công Thương khuyến cáo và đưa ra giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản
23:32' - 31/01/2020
Do việc chống dịch đang được thực hiện nghiêm ngặt nên việc vận chuyển giao nhận hàng hóa giữa các tỉnh, thành của Trung Quốc cũng hết sức khó khăn.
-
Thị trường
Đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá thịt lợn những tháng cuối năm
06:30' - 25/11/2019
Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ nay tới tháng 1/2020 sẽ thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn hơi. Điều này khiến không ít người lo ngại giá cả mặt hàng này sẽ biến động, đặc biệt trong dịp Tết.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường
07:41'
Thị trường đất hiếm và các khoáng sản quan trọng đang trở thành một trận địa nóng bỏng.
-
Thị trường
152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
19:34' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Cục Xuất nhập khẩu đã công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 28/4/2025.
-
Thị trường
Dư địa mở rộng xuất khẩu vào thị trường Halal
16:28' - 28/04/2025
Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới, tạo dư địa để mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm Việt Nam.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo biến động nhẹ
17:36' - 27/04/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng gần như không có biến đổi.
-
Thị trường
Biến động tỷ giá hỗ trợ giá gạo châu Á
18:35' - 26/04/2025
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ trong tuần này nhờ biến động tỷ giá, song nhu cầu vẫn thấp.
-
Thị trường
Central Retail giảm giá 50% cho hơn 1.000 sản phẩm
15:44' - 26/04/2025
Dịp Lễ 30/4 năm nay, hệ thống siêu thị của Central Retail cũng tung ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn áp dụng giảm giá lên đến 50% đối với trên 1.000 sản phẩm.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.