Cuộc chiến chip xác định xu thế đối đầu Mỹ-Trung
Theo tờ Liên hợp buổi sáng ngày 13/10, giá cổ phiếu các công ty sản xuất chip của Mỹ đã giảm mạnh khi thị trường mở cửa vào tuần này, với chỉ số bán dẫn Philadelphia (SOX) giảm 3,5% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Thậm chí, biên độ giảm giá cổ phiếu của các công ty riêng lẻ trong chuỗi công nghiệp sản xuất chip còn lớn hơn.
Ở châu Á, giá cổ phiếu của các công ty sản xuất chip niêm yết trên các thị trường chứng khoán chủ chốt như Tokyo, Seoul, Thượng Hải, Đài Bắc, Hong Kong (Trung Quốc)… đều bị tác động.Nguyên nhân xuất phát từ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip nghiêm ngặt hơn mà Nhà Trắng tuyên bố áp đặt đối với Trung Quốc vào ngày 7/10 để hạn chế nước này mua và sản xuất chip cao cấp, ngăn chặn sự phát triển công nghệ và quân sự của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Động thái này được coi là một bước leo thang cấp độ trong cuộc đọ sức của Mỹ với Trung Quốc do xu hướng đối đầu giữa hai nước khó có thể đảo ngược trong tương lai gần. Trung Quốc là thị trường sản xuất chip quan trọng của toàn cầu, với tổng giá trị nhập khẩu chip năm 2020 đạt 350 tỷ USD, cao hơn tổng giá trị nhập khẩu dầu mỏ.Biện pháp kiểm soát chip mới nhất đối với Trung Quốc xuất phát từ việc nước này phụ thuộc cao vào nhập khẩu chip để phát triển các sản phẩm dân sự và quân sự.
Trong hệ sinh thái sản xuất chip toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp và công nghệ của Mỹ vẫn đứng đầu trong chuỗi giá trị.Mặc dù Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư trong những năm gần đây bằng cách tìm cách dựa vào lợi thế “hệ thống toàn quốc” để vượt qua Mỹ, nhưng do các khâu thượng, trung và hạ nguồn liên quan đến sản xuất chip rất nhiều, nền tảng công nghệ cũng cần thời gian để tích lũy, trong khi các công ty chip của nước này luôn ở trong tình trạng nhiều về số lượng nhưng yếu về chất lượng, Trung Quốc khó có thể độc lập tác chiến hoặc đạt những đột phá công nghệ quan trọng.
Gần đây, Trung Quốc tuyên bố đạt được thành tựu đáng kể về công nghệ sản xuất chip 7 nm tiên tiến hàng đầu, nhưng để đạt được năng suất cao trong việc sản xuất hàng loạt dường như vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Các biện pháp kiểm soát mới của Nhà Trắng đã thắt chặt xuất khẩu công nghệ, thiết bị sản xuất và dịch vụ đối với Trung Quốc, tất cả chip công nghệ 14 nm hoặc giá trị cao hơn đều bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Đồng thời, gói biện pháp cũng hạn chế nhân tài người Mỹ gốc Hoa, gồm công dân và thường trú nhân, hỗ trợ Trung Quốc nghiên cứu phát triển chip cao cấp liên quan đến quân sự, trí tuệ nhân tạo (AI) và siêu máy tính.
Mặc dù không thiếu yếu tố thổi phồng, nhưng vẫn không thể xem nhẹ ảnh hưởng từ các biện pháp hạn chế của Mỹ. Kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump triển khai cuộc chiến thương mại đối với Trung Quốc từ năm 2018 đến nay, nền kinh tế hai nước có tách rời nhau hay không luôn là chủ đề quan tâm của các giới.Chính quyền Tổng thống Joe Biden nâng cấp cuộc chiến thương mại lên thành cuộc chiến trong ngành sản xuất chip, điều này cho thấy Mỹ đã đưa Trung Quốc vào tầm ngắm và cuộc đọ sức giữa hai nước sẽ khó có thể dịu lại.
Sự “tách rời” hay “bị tách rời” giữa kinh tế Trung Quốc và phương Tây có lẽ là xu thế phát triển của tương lai. “Liên minh chip 4” do Mỹ dẫn đầu nhằm cô lập Trung Quốc gần đây đã tổ chức hội nghị trù bị.Cuộc chiến chip cho thấy sự mở rộng đối đầu Mỹ-Trung, hậu quả ngắn hạn chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng tình hình quốc tế, trong khi hậu quả trung và dài hạn sẽ rất khó lường.
Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng Điều phối các chính sách xã hội Sinapore, Tharman Shanmugaratnam, đã nhiều lần cảnh báo kinh tế toàn cầu đang đối mặt với “cơn bão hoàn hảo” do một loạt nhân tố bất an mang tính kết cấu gây nên trên các phương diện địa chính trị, kinh tế và tồn vong.Và cuộc chiến chip dường như đã cho thấy “mắt bão”./.Tin liên quan
-
Thị trường
Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn
08:16' - 11/10/2022
Theo Tân Hoa xã, một người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố chính phủ nước này kiên quyết phản đối quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc.
-
Công nghệ
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Các nhà sản xuất chip đẩy nhanh di dời cơ sở sản xuất
08:55' - 10/10/2022
Việc Mỹ hạn chế xuất khẩu mới nhằm hạn chế sự phát triển của ngành bán dẫn Trung Quốc khiến các công ty trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu đẩy nhanh lộ trình phân tán cơ sở sản xuất để tránh rủi ro.
-
Kinh tế Thế giới
Samsung và SK duy trì hoạt động ở Trung Quốc bất chấp Mỹ hạn chế xuất khẩu chip
19:37' - 09/10/2022
Samsung và SK duy trì hoạt động ở Trung Quốc bất chấp Mỹ hạn chế xuất khẩu chip
-
Thị trường
Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc
13:04' - 08/10/2022
Bộ Thương mại Mỹ ngày 7/10 công bố quy định mới về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc.
-
DN cần biết
Intel chọn địa điểm đặt nhà máy sản xuất chip mới tại Italy
07:30' - 02/10/2022
Nguồn thạo tin cho biết, Chính phủ sắp mãn nhiệm của Thủ tướng Italy Mario Draghi và tập đoàn công nghệ Intel (Mỹ) đã chọn thị trấn Vigasio ở vùng Veneto, Italy làm địa điểm đặt nhà máy sản xuất chip.
-
Công nghệ
Nhu cầu chip giảm, triển vọng của Samsung và SK hynix ảm đạm trong quý III/2022
08:36' - 26/09/2022
Triển vọng thu nhập trong quý III/2022 của Samsung Electronics Co. và SK hynix Inc., hai nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới vẫn còn nhiều khó khăn do nhu cầu toàn cầu về chip nhớ giảm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30'
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.