Cuộc chiến chống buôn lậu trên dòng sông chung
Là một tỉnh nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long với hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hàng nghìn tuyến kênh rạch lớn nhỏ chằng chịt, việc lợi dụng buôn lậu trên các tuyến đường sông là một trong những thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng của tỉnh An Giang.
An Giang là tỉnh vùng biên, phía Bắc và Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và Tà Keo của nước bạn Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km, cửa khẩu vừa đường bộ, đường sông. Nhiều nơi đường biên ở giữa dòng sông rất thuận lợi cho việc vận chuyển trái phép, nhập lậu hàng hóa qua biên giới. Hơn nữa, dân cư ở sát ven sông nên khó khăn cho tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng; trong đó có cả lực lượng hải quan.
Vào những ngày cuối năm, chúng tôi vẫn bắt gặp những chiếc thuyền máy chạy vội trên sông, những bao hàng cập bờ vội vã của các đối tượng buôn lậu trên bờ sông chung giữa biên giới của Việt Nam (tại tỉnh An Giang) và Vương quốc Camphuchia. Mặc dù trong những năm gần đây, các hoạt động buôn lậu trên bờ sông chung giữa biên giới của Việt Nam và Camphuchia không còn ngang nhiên và tấp nập, An Giang cũng được đánh giá không phải là “điểm nóng” về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhưng với đặc thù địa hình, khu vực này vẫn được nhận định là tiềm ẩn nhiều nguy cơ buôn lậu.
Tại địa bàn cửa khẩu đường sông, hàng nhập lậu qua biên giới chủ yếu vận chuyển bằng ghe, với các mặt hàng như nông sản, vải các loại, quần áo cũ, phế liệu... Tuyến đường sông qua các xã Khánh Bình, Khánh An thuộc huyện An Phú (ngoài địa bàn hoạt động của hải quan), các đối tượng lợi dụng địa hình đường biên giới nhiều kênh rạch, có nơi là dòng sông chung, sử dụng xuồng máy gắn động cơ công suất cao để vận chuyển hàng hóa qua biên giới, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Còn đối với mặt hàng đường cát, các đối tượng vẫn sử dụng thủ đoạn thay đổi sang bao bì nhãn mác Việt Nam hoặc còn nguyên bao bì nhãn mác Campuchia, sử dụng phương tiện là ghe, vỏ lãi, xuồng máy công suất lớn, xe gắn máy xoáy nòng để vận chuyển từ Campuchia vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, việc nhập lậu mặt hàng đường cát đã giảm đáng kể.
Thời gian qua, lực lượng hải quan của An Giang đã gặp không ít khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Thực tế, hiện phần lớn người dân ở khu vực biên giới không có nghề nghiệp ổn định, nhận thức về pháp luật của người dân tại các khu vực biên giới vẫn chưa được cao, dẫn đến dễ bị các đối tượng đầu nậu lợi dụng để tham gia đai vác mướn, tiếp tay vận chuyển hàng lậu, sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ.Trong khi đó, hoạt động của các đường dây buôn lậu có sự cấu kết, thỏa thuận, tổ chức chặt chẽ, từ đối tượng là đầu nậu, hộ kinh doanh cá thể, công ty TNHH, người canh đường, người theo dõi, người tham gia vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tạo thành đường dây xuyên suốt để đối phó lực lượng chức năng.
Đáng chú ý, những điểm tập kết hàng cấm, hàng lậu thường gần nhà dân hoặc những nơi vắng vẻ, vì vậy khi kiểm tra bắt giữ, xử lý chủ yếu là vắng chủ nên chưa mang tính răn đe cao, hoặc khi trực tiếp phát hiện hành vi vận chuyển hàng lậu thì các đối tượng nhanh chóng bỏ chạy thoát thân để lại hàng hóa, phương tiện vì sợ bị xử lý. Bên cạnh đó, lực lượng hải quan chống buôn lậu đang thiếu quân số so với yêu cầu, bởi ngoài tuần tra, kiểm soát chống buôn lậu còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác như: làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, thực hiện kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu, thu thuế… Nằm cách thành phố Châu Đốc nơi được ví như là "thủ phủ" buôn lậu của tỉnh An Giang hơn 10 km, cửa khẩu Tịnh Biên dường như yên bình giữa khung cảnh xanh mát của rừng cây thốt nốt, nhưng đằng sau đó, khi bóng tối bao trùm, đội quân vận chuyển hàng lậu sẽ xuất hiện, liên tục vận chuyển các món hàng qua khu vực đường biên cửa khẩu với nhiều phương thức vận chuyển tinh vi.Cửa khẩu Tịnh Biên là địa bàn tuyến biên giới giáp đường biên cánh đồng rộng đã tạo thuận lợi cho buôn lậu vận chuyển hàng hóa qua biên giới bằng xe thô sơ và phương tiện khác.
Vào mùa khô, các đối tượng thuê người vác hàng qua biên giới, dùng xe máy chạy tốc độ cao chuyển vào nội địa. Còn vào mùa nước, các đối tượng dùng xuồng máy tốc độ cao để vận chuyển hàng lậu, gây khó khăn cho lực lượng chống buôn lậu trong việc bắt giữ và xử lý.Lãnh đạo Chi cục Hải quan Tịnh Biên chia sẻ, để bắt giữ các đối tượng đầu nậu, vận chuyển, lực lượng chức năng luôn phải phối hợp với nhau để “đánh án”, chia lẻ hoạt động khi ra khỏi trụ sở và tập trung tại một địa điểm khác, tạo ra những hành động bất ngờ khiến các đối tượng không kịp trở tay. Ngoài ra, các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát cửa khẩu và địa bàn nhằm phát hiện, bắt giữ hàng hóa xuất nhập lậu qua biên giới; trong đó, chú ý đến hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến thị trường và người tiêu dùng. Trong năm 2023, ngoài mặt hàng vàng, tình trạng vận chuyển trái phép ngoại tệ, ma túy, hàng cấm qua khu vực biên giới Tịnh Biên cũng diễn ra phức tạp. Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển trái phép tiền, điện thoại đi động cũ và ma túy nhập khẩu trái phép. Trước đó, lực lượng Bộ đội biên phòng An Giang phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên phát hiện đối tượng L.Q.H. sinh năm 1999 (Thủy Nguyên, Hải Phòng) giấu trong người 31 đoạn ống nhựa, bên trong chứa ma túy. Hay vụ việc một đối tượng người Campuchia lợi dụng xe vận chuyển rau quả nhập khẩu đã cất giấu hơn 11,6 triệu đồng và 390 gram vàng 18K, không khai báo hải quan đã bị Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình bắt giữ vào năm 2022. Để nâng cao hiệu quả phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, ông Trần Quốc Hoàn cho biết, Cục Hải quan An Giang luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời các đơn vị trực thuộc tăng cường tuần tra, kiểm soát công khai và bí mật trên các tuyến biên giới trong địa bàn quản lý; lập kế hoạch phối hợp tuần tra, kiểm soát với các lực lượng như Đồn Biên phòng cửa khẩu, Công an các huyện thị, Công an xã, thị trấn tại các địa bàn trọng điểm để ngăn chặn, bắt giữ đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Căn cứ vào chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế, Cục Hải quan An Giang đã ban hành các kế hoạch chuyên đề, đột xuất và các văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, địa điểm thuộc địa bàn hoạt động của Cục; quyết tâm không để xảy ra tình trạng buôn lậu ồ ạt, hình thành đường dây, ổ nhóm trong địa bàn quản lý. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 33 vụ việc vi phạm và đã xử lý 33 vụ. Đáng chú ý, đơn vị đã ra quyết định khởi tố hình sự 1 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gồm 65 thùng thuốc bảo vệ thực vật các loại và bàn giao toàn bộ hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Phú để tiến hành điều tra theo thẩm quyền.Gian nan chống buôn lậu nơi miền viên biễn
Tổng cục Hải quan: Nhiều giải pháp chống buôn lậu, gian lận dịp cuối năm
Tin liên quan
-
DN cần biết
Căng thẳng thu ngân sách ngành hải quan
08:27' - 30/11/2023
Năm 2023, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước 425.000 tỷ đồng.
-
Tài chính
Hải quan Quảng Ninh tăng cường chống buôn lậu cuối năm
17:37' - 29/11/2023
Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu kiểm soát được tình hình không để hình thành điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Hỗ trợ doanh nghiệp khu công nghiệp, khu kinh tế về thủ tục hải quan
11:19' - 28/11/2023
Với những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã góp phần đưa số thu 2023 của Chi cục cửa khẩu cảng Hòn Gai có sự bứt phá mạnh mẽ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
BAE Systems và Rocket Lab được nhận gần 60 triệu USD để phát triển chip bán dẫn
20:55'
Mỹ đang giải ngân gần 60 triệu USD cho BAE Systems để sản xuất chip sử dụng cho máy bay và vệ tinh, và cho Rocket Lab để sản xuất các thiết bị bán dẫn phức tạp sử dụng trong vệ tinh và tàu vũ trụ.
-
Tài chính
Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy mạnh quản lý tem điện tử
15:45'
Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
-
Tài chính
Đồng bitcoin chững lại gần mốc 100.000 USD
12:06'
Đồng bitcoin đã ổn định sau đà tăng hướng tới mốc lịch sử 100.000 USD chững lại, khi các nhà giao dịch đánh giá liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền điện tử có đang bị kéo dài quá mức?
-
Tài chính
Dự báo xu hướng tăng lương ở các nước Đông Nam Á
10:16'
Bất chấp môi trường lạm phát đang giảm xuống, mức tăng lương vẫn đang tăng lên, cho thấy sự chênh lệch cung cầu nhân tài vượt ra ngoài yếu tố lạm phát.
-
Tài chính
Sự hấp dẫn của tiền điện tử có đang khiến giới đầu tư vàng xao lãng?
13:27' - 24/11/2024
Ông George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng Quỹ giao dịch vàng hàng đầu thế giới State Street Global Advisors cảnh báo đà tăng giá của bitcoin tạo ra cảm giác an toàn giả tạo cho các nhà đầu tư.
-
Tài chính
Xử phạt nhiều doanh nghiệp kê khai sai thuế
07:45' - 24/11/2024
Bên cạnh những doanh nghiệp luôn tuân thủ về chính sách thuế, hóa đơn thì vẫn còn một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng về chính sách thuế, có dấu hiệu sử dụng hóa đơn không hợp pháp.
-
Tài chính
Reuters: Mục tiêu tài chính khí hậu tại COP29 được nâng lên 300 tỷ USD
15:03' - 23/11/2024
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15' - 22/11/2024
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30' - 22/11/2024
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.