Cuộc chiến chống lạm phát của Fed vẫn chưa tới hồi kết
Cuối tháng Bảy vừa qua, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm lên 5,25-5,50%, mức cao nhất trong 22 năm. Lần tăng lãi suất này diễn ra sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng tăng lãi suất vào tháng Sáu và thể hiện việc nối lại tốc độ tăng lãi suất dần dần.
Quyết định của Fed phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, có những quan điểm khác nhau giữa Fed và thị trường về triển vọng tăng lãi suất trong tương lai. Fed nghiêng về một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 9/2023, trong khi nhiều tổ chức thị trường có ý kiến khác nhau về việc này.
Các công cụ từ Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME) chỉ ra rằng thị trường tương lai dự đoán xác suất khoảng 99% cho thông báo tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm của Fed vào tháng Bảy, nhưng xác suất kết hợp cũng chỉ ra rằng khả năng có ít nhất một đợt tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm nữa từ tháng Bảy đến cuối năm nay là dưới 37%.
Bất chấp sự lạc quan của thị trường, Fed vẫn lo ngại về sự dai dẳng của lạm phát. Do đó, sự khác biệt chính giữa Fed và thị trường vẫn nằm ở quan điểm của họ về định hướng tương lai của nền kinh tế Mỹ và xu hướng lạm phát.Tuy nhiên, có một sự đồng thuận chung rằng chu kỳ tăng lãi suất hiện tại của Fed sắp kết thúc. Liệu sẽ có một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay hay không không phải là điều quá quan trọng. Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố sau khi tăng lãi suất rằng có lý do chính đáng để làm chậm tốc độ tăng lãi suất và Fed sẽ tiếp tục dựa vào dữ liệu việc làm cũng như chỉ số làm phát để hướng dẫn các đợt tăng lãi suất trong tương lai, trong đó quyết định cho cuộc họp tháng Chín sẽ phụ thuộc vào dữ liệu trên thực tế.Nếu dữ liệu về tình hình lạm phát chưa được cải thiện, có thể có một đợt tăng lãi suất vào tháng Chín tới, nhưng cũng có thể việc tăng lãi suất sẽ không diễn ra, tất cả tùy thuộc vào tình hình thực tế. Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt đáng kể giữa Fed và các tổ chức thị trường về vấn đề đỉnh lãi suất, vì cả hai sẽ dựa vào lạm phát và dữ liệu việc làm để đưa ra quyết định mới.
Đối với kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, ông Powell nhấn mạnh rằng sẽ không có bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào trong năm nay và việc có cắt giảm lãi suất hay không sẽ phụ thuộc vào niềm tin của Fed về việc lạm phát có đạt được mục tiêu hay không. Tuy nhiên, một số thành viên FOMC mong đợi cắt giảm lãi suất sẽ được thực hiện vào năm tới.
Gần đây, thị trường đã trở nên lạc quan do mức độ lạm phát tại Mỹ giảm. Trong tháng 6/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,1% của năm trước. Tuy nhiên, CPI lõi (không tính giá lương thực và năng lượng) vẫn ở mức 4,8%. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), được Fed theo dõi chặt chẽ, đã tăng 3,8% trong tháng Năm. Giữ mức lạm phát ở mục tiêu 2% là một trong những trách nhiệm của Fed.Bất chấp hiệu suất mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, mối lo ngại nằm ở sự tồn tại của dữ liệu lạc quan về mức độ việc làm, cho thấy lạm phát đang trở thành một vấn đề dài hạn gắn chặt với tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể sẽ đi theo con đường giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế song song như dự đoán trước đây của các nhà nghiên cứu tại nhóm cố vấn kinh tế độc lập ANBOUND.
Fed vẫn lạc quan về việc "hạ cánh mềm" và tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái. Tuy nhiên, trong mắt thị trường, Fed có nguy cơ lặp lại sai lầm tăng lãi suất quá muộn và bỏ lỡ thời điểm cắt giảm lãi suất tối ưu. Khi bước ngoặt đến gần, tổn thất tiềm ẩn từ những rủi ro chính sách như vậy sẽ lớn hơn. Sau đợt tăng lãi suất vào tháng Bảy, phạm vi mục tiêu của lãi suất quỹ liên bang đạt 5,25-5,5%, mức cao nhất kể từ năm 2001. Cho dù có đợt tăng lãi suất nào khác vào tháng Chín hay không, lãi suất hiện nay của Mỹ đã tương đối cao và sẽ có khả năng kiềm chế lạm phát và việc làm.Fed duy trì lãi suất cao càng lâu thì tác động tiêu cực đến nền kinh tế càng lớn. Đạt được một hạ cánh mềm và điều hướng quá trình chuyển đổi chính sách đặt ra những thách thức đáng kể đối với Fed. Trên thực tế, ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia gần kết thúc chu kỳ thắt chặt đều đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự. Gần đây, một cố vấn của Bộ Tài chính Vương quốc Anh đã cảnh báo rằng việc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất quá mức có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Do đó, các mối quan tâm về thị trường xứng đáng được xem xét nghiêm túc. Nếu lạm phát vẫn tiếp tục dai dẳng, Fed có thể phải tiếp tục duy trì lãi suất cao hơn trong một thời gian dài, điều này có khả năng dẫn đến suy thoái kinh tế.
Theo các nhà nghiên cứu tại ANBOUND, việc Fed đẩy lãi suất đạt đỉnh có thể không nhất thiết đồng nghĩa với việc giải quyết các yếu tố rủi ro hay xác lập triển vọng tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện lãi suất cao, áp lực lên thị trường vốn và nhu cầu việc làm của Mỹ có thể lớn hơn. Đây có thể là một lý do tại sao các nhà đầu tư trên thị trường vốn háo hức mong đợi Fed cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, điều này cũng hàm ý rằng Fed sẽ phải đối mặt với những rủi ro chính sách nghiêm trọng hơn.Đúng như dự đoán của thị trường, tại cuộc họp gần đây nhất, Fed đã công bố tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Trong khi nhiều người, bao gồm cả chính Fed, tin rằng việc tăng lãi suất đang đến gần một bước ngoặt, thì sự kết thúc của chu kỳ chính sách tiền tệ có thể tạo ra thêm rủi ro.Một mặt, nhu cầu thị trường có thể co lại dưới áp lực, mặt khác, nguy cơ rút lui chính sách đang tăng lên. Do đó, cuộc chiến giữa Fed và lạm phát còn lâu mới có hồi kết./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Các quan chức Fed dự báo gì về khả năng "hạ cánh mềm" của nền kinh tế?
12:04' - 02/08/2023
Chưa đầy một tuần sau khi quyết định tăng lãi suất lần thứ 11 kể từ tháng 3/2022, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bày tỏ hy vọng sẽ kiểm soát được lạm phát.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nỗ lực chống lạm phát của Fed bước vào giai đoạn mới
15:03' - 28/07/2023
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể khó duy trì sự thống nhất nếu tăng lãi suất vào tháng 9 trong nỗ lực chống lạm phát, với số liệu kinh tế mạnh và lạm phát giảm gây bất đồng về lộ trình thích hợp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Nhiều quan chức Fed không nhất trí với các đề xuất cải cách ngân hàng
09:46' - 28/07/2023
Tại một cuộc họp ngày 27/7, nhiều thành viên trong Hội đồng Thống đốc của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã bày tỏ sự không đồng ý với những thay đổi được đề xuất đối với các quy định ngân hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41'
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau: