Cuộc chiến chống nạn trốn thuế ngày càng cam go (Phần 1)
Trong vài năm trở lại đây, những hồ sơ trốn thuế liên tục được công bố đã làm rúng động dư luận và chính phủ trên toàn thế giới, trong đó phần nào phanh phui nhiều mánh khóe mà các cá nhân, tổ chức tài chính và doanh nghiệp đã sử dụng để tránh né các nghĩa vụ tài chính của mình.
Tháng 11 năm 2017, Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố Hồ sơ Paradise gồm 13,4 triệu văn bản, đa số là tài liệu về các khách hàng của công ty luật Appleby hoạt động ở Bermuda. Đây là vụ rò rỉ hồ sơ tài chính thuế lớn thứ hai sau Hồ sơ Panama năm 2016, và cũng do tờ báo Süddeutsche Zeitung (Đức) thu thập. Bên cạnh những thông tin về hoạt động tài chính của nhiều nhân vật nổi tiếng bị rò rỉ, còn có những cái tên như đế chế công nghệ Apple hay hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng của Mỹ Nike vướng nghi án trốn thuế trong vụ rò rỉ Hồ sơ Paradise. Các thông tin trong đó tiết lộ rằng "trái táo cắn dở" đã chuyển phần lớn tài sản có được từ hoạt động của các chi nhánh nước ngoài về một thiên đường thuế ở quần đảo Channel thuộc Anh.Ngoài ra, Hồ sơ Paradise cũng tố cáo Nike đã tập trung toàn bộ doanh thu trên thị trường châu Âu về hai công ty có trụ sở tại Hà Lan để tránh phải trả thuế tại tất cả quốc gia mà hãng đặt chi nhánh và bán các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thay vì phải trả mức thuế lên đến 25% theo mức trung bình của các công ty hoạt động tại châu Âu, Nike chỉ phải chịu mức thuế 2% khi đưa về Hà Lan.Nike đã áp dụng phương thức này từ năm 2014 và sau 3 năm, hãng đã giảm được mức thuế trung bình phải trả toàn cầu từ 24% xuống 16%. Nike khẳng định việc làm này hoàn toàn dựa trên các quy định luật pháp tại Hà Lan.Trên thực tế, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã lợi dụng kẽ hở luật pháp này để chuyển thu nhập và tài sản sang chi nhánh ở những thiên đường thuế để được hưởng ưu đãi và giảm thiểu khoản thuế phải đóng. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), phương thức lách luật kiểu này khiến các nước thất thu khoảng 100- 240 tỷ USD tiền thuế mỗi năm.Nhìn nhận trên khía cạnh doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng việc các công ty dịch chuyển lợi nhuận sang nước ngoài để tìm kiếm ưu đãi về chính sách thuế cho phép họ giữ nhiều tiền hơn để phục vụ đầu tư và tạo việc làm, đồng thời đóng góp vào ngân sách của các quốc gia có mức thuế suất thấp. Mặc dù có vẻ như đây là thỏa thuận “đôi bên cùng có lợi”, thực tế lại không hoàn hảo như vậy.Cải cách thuế doanh nghiệp năm 2017 của Mỹ cho phép các công ty hồi hương lợi nhuận từ các thị trường nước ngoài chỉ với mức thuế truy thu 15,5% một lần. Khá nhiều công ty đa quốc gia đã tận dụng cơ hội này và tiến hành các đợt trả cổ tức cho các cổ đông, và thậm chí hào phóng hơn là đưa ra các chính sách thưởng cho người lao động.Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia vẫn sở hữu một lượng tiền khổng lồ mà họ không đầu tư hiệu quả. Tỷ lệ đầu tư hay chi trả cổ tức hiện tại đều không đáng kể so với số tiền mà các công ty tích lũy nhờ các “kỹ xảo” né thuế từ trước đến nay.
Tin liên quan
-
Tài chính
Đà Nẵng kiểm tra liên ngành chống thất thu thuế
10:32' - 09/08/2018
Cục Thuế thành phố Đà Nẵng phối hợp với đơn vị chức năng để việc thu thuế trên địa bàn đạt hiệu quả cao, nhất là đối với một số lĩnh vực rủi ro cao về thuế như kinh doanh lữ hành.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Gia tăng nguồn thu từ thuế trong năm 2018
20:12' - 05/08/2018
Tỷ lệ nguồn thu từ thuế/GDP của Hàn Quốc dự kiến sẽ vượt qua mức 20% lần đầu tiên trong năm nay, trong bối cảnh Seoul đẩy mạnh việc mở rộng các chính sách tài chính.
-
Chuyển động DN
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi ích gì?
11:46' - 04/08/2018
Việc giảm thuế thực hiệp áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không tác động nhiều đến ngân sách, trong khi lợi ích kinh tế đem lại là đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tình trạng doanh nghiệp chấp nhận nợ thuế
22:14' - 03/08/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Tài chính kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề báo nêu liên quan đến lĩnh vực thuế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.