Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Khi hiệu ứng không như kỳ vọng (Phần 2)
Trung Quốc và áp lực ngoại thương
Áp lực của cuộc chiến thương mại đối với kinh tế Trung Quốc cũng không nhỏ. Theo báo “Liên hợp buổi sáng” của Singapore có chi nhánh ở Hong Kong, tổng giá trị xuất nhập khẩu ngoại thương cả năm của Trung Quốc năm 2018 lần đầu tiên vượt qua mức 30.000 tỷ NDT (4.443 tỷ USD), nhưng xuất nhập khẩu trong tháng 12/2018 đều giảm so với cùng kỳ năm trước và là mức giảm lớn nhất trong hơn hai năm.
Giới phân tích kinh tế Trung Quốc cho rằng số liệu ngoại thương thấp hơn dự kiến cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chậm lại, qua đó có thể làm tăng sức ép buộc Trung Quốc phải đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Theo công bố ngày 14/1 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nếu định giá theo USD, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2018 đã giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước đó - mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2016; trong khi nhập khẩu giảm 7,6% so với năm trước đó và là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 7/2016.
Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều thấp hơn nhiều so với ước tính trung bình của các nhà kinh tế. Trước đó, dự tính giá trị xuất khẩu tháng 12/2018 của Trung Quốc theo khảo sát của Reuters tăng 3% và dự tính nhập khẩu tăng trưởng trung bình là 5%.
Người phát ngôn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Vụ trưởng Vụ phân tích thống kê Lý Khôi Văn (Li Kuiwen) chỉ ra rằng trong năm nay môi trường bên ngoài rất phức tạp, những nhân tố bất định và bất ổn vẫn rất nhiều.
Chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương ở một số nước đang gia tăng, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể chậm lại, thương mại và đầu tư xuyên quốc gia có thể bị liên lụy, đây là mối lo ngại lớn nhất về phát triển ngoại thương của Trung Quốc. Cùng với các yếu tố khách quan như sự gia tăng theo cơ số, tốc độ tăng trưởng ngoại thương của Trung Quốc năm 2019 “có thể sẽ chậm lại”.
Wan Zhe, nhà kinh tế trưởng của Tập đoàn Vàng quốc gia Trung Quốc, cho biết tổng giá trị xuất nhập khẩu ngoại thương của Trung Quốc trong cả năm đạt mức cao kỷ lục, điều này cho thấy nhu cầu chung của thị trường không yếu.
Trong tháng 11 và tháng 12/2018, số liệu thương mại xuất nhập khẩu giảm theo dạng “vách đá”, chủ yếu liên quan đến “cơn sốt thương mại” và do cuộc chiến thương mại leo thang, tác động đến kỳ vọng của thị trường.
Cái gọi là “cơn sốt thương mại” đề cập ở trên là trước đó các nhà xuất nhập khẩu lo ngại về sự suy thoái của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, do đó, họ sẽ “giành lấy xuất khẩu”, “giành lấy nhập khẩu” trước khi tăng thuế. Đến tháng 12/2018, hiệu ứng đã ào ạt lắng xuống.
Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế trưởng châu Á của Viện Kinh tế Oxford ở Hong Kong, cho rằng số liệu thương mại xấu có khả năng khiến Trung Quốc chịu nhiều sức ép hơn và cần đạt được thỏa thuận với Mỹ, hoặc ít nhất là tạm thời dỡ bỏ mức thuế cao. Bên cạnh đó, theo xu hướng của nền kinh tế và thị trường tài chính, so với vài tháng trước, Mỹ cũng phải đối mặt với nhiều sức ép hơn trong việc hòa hoãn cục diện thương mại chặt chẽ hiện nay.
Các cuộc đàm phán thương mại cấp thứ trưởng Mỹ-Trung đã kết thúc vào tuần trước tại Bắc Kinh và hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc có thể sẽ tới Washington vào cuối tháng này để tiếp tục đàm phán thương mại giữa hai nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
"Kế hoạch B" của Thủ tướng May trong vấn đề Brexit
11:36' - 21/01/2019
Kế hoạch triển khai sẽ là Chính phủ Anh và CH Ireland có thể thống nhất về một loạt nguyên tắc riêng rẽ hoặc bổ sung nội dung cho thỏa thuận để tìm ra cách đảm bảo một biên giới mở thời hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng triệu ha đậu nành ở Mỹ sẽ gặp nguy nếu chiến tranh thương mại leo thang
08:14' - 25/10/2018
Các chuyên gia nông nghiệp Mỹ ngày 24/10 ước tính nếu cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc tiếp diễn, Mỹ có thể mất vĩnh viễn 3,6 triệu hecta đậu nành vào tay Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Chiến tranh thương mại gây tác hại cho nền kinh tế thế giới
05:30' - 20/10/2018
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố những dự báo tăng trưởng trong 2 năm 2018 và 2019, nhấn mạnh chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đang gây tác hại cho nền kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
WTO: Chiến tranh thương mại toàn cầu đe dọa hàng triệu việc làm
12:53' - 18/10/2018
Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cảnh báo chiến tranh thương mại leo thang "tiềm ẩn những nguy cơ thực sự" đe dọa nền kinh tế toàn cầu, có thể xóa sổ hàng triệu việc làm.
-
Doanh nghiệp
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo không chủ quan
12:14' - 17/10/2018
Chiến thương mại Mỹ - Trung đang ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Thậm chí các doanh nghiệp thừa nhận: “Hậu quả tác động đến nhanh hơn sự tưởng tượng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.