Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Nông nghiệp Việt chịu tác động gì?
Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra sẽ tác động lớn đến cấu trúc nền kinh tế thế giới trong thời gian tới; trong đó, ngành nông nghiệp của cả 2 nước Mỹ - Trung được dự báo sẽ chịu nhiều tổn thất nhất trong cuộc chiến này.
Đối với những quốc gia mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như Việt Nam thì cuộc chiến này cũng được dự báo sẽ chịu nhiều tác động.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho rằng, trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung này, con tôm, con cá của Việt sẽ nằm ngoài đối tượng bị chi phối.Bởi lẽ, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực thuỷ sản không lớn, chủ yếu là một số sản phẩm có giá trị cao như tôm hùm, tu hài…
Trong khi đó, thuỷ sản Việt Nam lại đang bị áp thuế và kiểm soát chất lượng chặt tại hai thị trường này. Nhất là tại Mỹ, con tôm và cá tra Việt đang bị áp thuế bán chống phá giá cao ngất ngưởng.
Do vậy, dù cuộc chiến thương mại này có diễn ra thì thuỷ sản Việt Nam cũng ít bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, xét về cơ hội gián tiếp, ông Lĩnh cho rằng, ngành thuỷ sản có thể được hưởng lợi do giá đậu nành Mỹ giảm.
Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam nếu tận dụng tốt cơ hội này sẽ giảm được chi phí sản xuất, góp phần gián tiếp giảm giá thành sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản.
Phân tích rõ hơn về những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, trong ngành thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu đậu nành với bắp từ Mỹ rất ít, do có giá cao hơn, thay vào đó thường có xuất xứ từ Brazil, Argentina.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam khi nhập khẩu nguyên liệu phải phụ thuộc rất lớn vào các đối tác cung cấp – chủ yếu là những tập đoàn đang cung cấp đậu nành trên toàn thế giới.
Việc cung cấp đậu nành có xuất xứ ở đâu lại do các tập đoàn này quyết định, các doanh nghiệp muốn mua đậu nành từ Mỹ cũng không được.
Do vậy, dù Mỹ không xuất khẩu đậu nành sang Trung Quốc và giá đậu nành tại thị trường này có giảm thì các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng không được hưởng lợi gì.
Thậm chí, có thể còn bị “vạ lây”, do Trung Quốc không mua đậu nành từ Mỹ sẽ chuyển sang mua của Brazil và Argentina. Khi đó, nhiều khả năng giá đậu nành, bắp tại đây sẽ tăng giá lên.
Thêm vào đó, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt hiện đang nhập khẩu đậu nành rất ít, mà chủ yếu là bã đậu nành và bắp.
Liên quan đến ngành chăn nuôi lợn, ông Phạm Đức Bình cho rằng, trên thực tế các doanh nghiệp Việt cũng đang phải tăng cường nhập khẩu thịt do giá thịt lợn trong nước đang ở mức quá cao.
Hiện giá thịt lợn hơi tại Việt Nam ở mức từ 48.000-50.000 đồng/kg, trong khi đó, mức giá thịt lợn đã qua giết mổ nhập khẩu vào nước ta chỉ 1,5 USD/kg, tương đương gần 35.000 đồng/kg.
Với mức giá này, các nhà chế biến thực phẩm buộc phải tăng nhập khẩu thịt để đáp ứng nhu cầu chế biến phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm.
Trong bối cảnh đó, Mỹ sẽ là thị trường mà các doanh nghiệp nhắm đến, với hy vọng nhập khẩu giá rẻ hơn nhờ tác động của cuộc chiến này.
Tuy vậy, với thói quen “ưa” tiêu dùng hàng ngoại, về lâu dài ngành chăn nuôi Việt sẽ thua ngay trên sân nhà.
Riêng đối với ngành ngũ cốc, ông Trần Văn Hiệp, Trưởng ban Xúc tiến thương mại của Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, dù còn khá sớm để đánh giá tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tuy nhiên nhiều khả năng hạt điều Việt Nam có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này.
Hiện Mỹ đang là một trong những quốc gia xuất khẩu hạnh nhân đứng đầu thế giới. Do vậy, nếu bị Trung Quốc áp thuế lên sản phẩm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu sản phẩm này của Mỹ.
Trong khi đó, hạnh nhân chỉ là một trong 12 loại hạt trong rổ hạt quả khô quốc tế, có thể bị thay thế bằng loại hạt khác khi có giá nhập khẩu quá cao.
Đây sẽ là cơ hội để ngành điều Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều vào thị trường Trung Quốc.
Trong cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam thì Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 35% thị phần; tiếp sau đó là Trung Quốc với 10% thị phần xuất khẩu.
Theo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông, thuỷ sản, cả Mỹ và Trung Quốc là 2 đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam thì chắc chắn cuộc chiến này sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam.
Nhiều vấn đề có thể xảy ra trong thời gian tới, như gian lận thương mại; tạm nhập tái xuất… cần sự tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước để giúp nền kinh tế phát triển lành mạnh cũng như nhận diện những mối nguy, cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung làm nông dân trồng đậu tương Mỹ lao đao
14:14' - 09/07/2018
Nông dân vùng Midwest của Mỹ đã bị đẩy vào cảnh bất an khi Mỹ và Trung Quốc đã kích hoạt một trong những cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Các thị trường hàng hóa bị cuốn vào cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
13:49' - 09/07/2018
Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang sau các động thái “ăn miếng trả miếng” của cả hai bên và thị trường hàng hóa đang dần bị cuốn vào "cuộc chiến" này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào
12:25' - 08/07/2018
Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Nói cách khác, không có người thắng trong cuộc chiến này mà chỉ có ai là kẻ thua thiệt hơn mà thôi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, ; Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.