Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Rủi ro nào với doanh nghiệp Việt?
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Xung đột thương mại Mỹ - Trung và rủi ro với các doanh nghiệp Việt Nam” do Trung tâm Hội nhập Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 22/3.
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung Quốc đã và đang tác động đến dòng chảy thương mại hàng hóa, làm gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại của Mỹ với những đối tác nhập khẩu lớn.Xung đột giữa Mỹ - Trung Quốc khiến doanh nghiệp 2 nước phải tìm cách tăng cường xuất khẩu sang nước thứ ba, tạo ra áp lực nhập khẩu cho các thị trường khác; trong đó có Việt Nam, đồng thời làm gia tăng xu thế bảo hộ, phòng vệ thương mại trên toàn cầu.
Theo ông Chu Thắng Trung, nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc không được giải quyết sớm thì nguy cơ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị Mỹ điều tra và áp các biện pháp phòng vệ thương mại là rất cao. Tiền lệ quan hệ thương mại giữa Mỹ -Trung Quốc và Việt Nam cho thấy, sau khi Mỹ tiến hành điều tra và áp thuế phòng vệ thương mại với Trung Quốc mặt hàng nào thì 3 - 4 năm sau Mỹ cũng tiến hành điều tra với Việt Nam.Nguyên nhân là do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ của Trung Quốc và Việt Nam khá tương đồng nhau. Thêm vào đó, sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ với hàng hóa của Trung Quốc thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đó của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh.
Điều này có thể được giải thích là phía Việt Nam đã tận dụng lợi thế về thuế để đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên nếu kim ngạch xuất khẩu vượt quá năng lực sản xuất thực tế của Việt Nam thì nguy cơ bị Mỹ điều tra là rất cao.
Luật sư Nguyễn Thị Phương Thảo, Văn phòng Luật sư IDVN phân tích thêm, rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc chính là vấn đề chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc. Có nghĩa là hàng hóa Trung Quốc sẽ được đẩy vào Việt Nam dưới dạng tạm nhập tái xuất hoặc gia công đơn giản để lấy xuất xứ Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang Mỹ.Điều này giúp hàng hóa Trung Quốc tránh bị áp thuế cao nhưng sẽ là lý do chính đáng để Mỹ điều tra và áp dụng phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam. Đáng ngại nhất là nếu Mỹ kết luận có sự chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam thì tất cả sản phẩm đó của Việt Nam sẽ chịu chung mức thuế với Trung Quốc chứ không chỉ áp riêng với số hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, việc điều tra chống lẫn thuế là vấn đề mới và chưa được quy định cụ thể trong Hiệp định WTO, do đó phía Mỹ thường đơn phương áp dụng Luật của Mỹ, gây bất lợi cho đối tác. Mặt hàng thép là một trong những tiền lệ bất lợi của Việt Nam khi mua nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất xuất khẩu vào Mỹ, hiện nay mặt hàng ván ép cũng đang bị Mỹ điều tra. Với những diễn biến khó lường trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và xu hướng bảo hộ thương mại ở nhiều quốc gia khác, bà Nguyễn Thị Phương Thảo khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng cho sản phẩm của Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác.Song song đó, doanh nghiệp cần cân nhắc cẩn trọng trong việc sử dụng các nguyên liệu bán thành phẩm và thành phẩm từ Trung Quốc cũng như các quốc gia đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để hạn chế tối đa nguy cơ lọt vào “tầm ngắm” của Mỹ.
Trong khi đó, ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký VIAC nhấn mạnh, để giảm thiểu nguy cơ bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động trong việc đánh giá rủi ro.Theo đó, doanh nghiệp tuyệt đối không tiếp tay cho hoạt động chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc, đồng thời phải quản trị tốt việc lưu trữ các chứng từ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, sản phẩm. Chỉ khi doanh nghiệp chủ động sản xuất, kinh doanh một cách chân chính thì mới đủ sức vượt qua những rủi ro trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động như hiện nay./.
>>> Đàm phán thương mại Mỹ - Trung có thể kết thúc trong 4 tuần nữa
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Thách thức trước "vạch đích" ở Florida
13:55' - 06/03/2019
Triển vọng đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc đang trở nên mơ hồ khi giới chức hai nước liên tục phát đi hàng loạt tín hiệu không đồng nhất về tiến trình đàm phán thời gian gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Giới quan sát nhận định thận trọng về đàm phán thương mại Mỹ - Trung
12:19' - 05/03/2019
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 4/3 nhận định Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần đến một thỏa thuận để kết thúc cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.