Cuộc đua công nghệ bán dẫn toàn cầu đang nóng lên
Chính phủ Hàn Quốc đã công bố Chiến lược Nghiên cứu và Phát triển (R&D) cho các công nghệ cốt lõi, bao gồm chất bán dẫn, màn hình và pin thế hệ mới. Theo chiến lược này, Hàn Quốc dự kiến sẽ đầu tư 160 nghìn tỷ won (11,83 tỷ USD) vào các quỹ công và tư, để hỗ trợ nghiên cứu cho ba công nghệ cốt lõi nói trên.Ngoài ra, vào tháng 7/2023, Chính phủ Hàn Quốc cũng ban hành quyết định thành lập bảy "Khu phức hợp chuyên biệt" dành riêng cho ngành công nghiệp bán dẫn, màn hình và pin thứ cấp tại các thành phố lớn trên cả nước, tăng ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân thiết lập nhà máy hoặc cơ sở sản xuất tại các khu vực quan trọng này, hướng tới mục tiêu nuôi dưỡng các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, biến chúng trở thành động lực tăng trưởng kinh tế trong tương lai.Cụ thể, Chính phủ Hàn Quốc sẽ cho xây dựng hai khu phức hợp chuyên biệt phục vụ ngành công nghiệp chất bán dẫn (chip). Trong đó, khu thứ nhất nằm ở thành phố Yongin - Pyeongtaek thuộc tỉnh Gyeonggi sẽ phục vụ cho khoản đầu tư 56,2 tỷ won của Samsung Electronics Co., SK hynix Inc. và các nhà sản xuất chip khác vào sản xuất các sản phẩm bộ nhớ và chip hệ thống cho tới năm 2042. Khu phức hợp thứ hai nằm ở Gumi, tỉnh Bắc Gyeongsang, dự kiến sẽ trở thành cơ sở chính cho các sản phẩm bán dẫn cốt lõi, chẳng hạn như tấm silicon và chất nền.Mặc dù, Chính phủ Hàn Quốc đang khẳng định quyết tâm hỗ trợ ngành công nghệ bán dẫn quốc gia. Nhưng giới chuyên gia nước này vẫn lo ngại rằng Hàn Quốc đang chậm trễ trong cuộc đua để duy trì khoảng cách với các đối thủ tiềm năng khác trong ngành công nghệ tiên tiến toàn cầu.Một số chuyên gia đánh giá ngay cả sau khi quyết định thành lập bảy tổ hợp công nghiệp công nghệ cao, trong đó có hai tổ hợp bán dẫn, Chính phủ Hàn Quốc hiện vẫn chưa đưa ra kế hoạch phân bổ đầu tư cho chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng các tổ hợp chuyên ngành bán dẫn vào ngân sách năm 2024. Đáng lo ngại hơn, do chủ trương cắt giảm ngân sách R&D, ngân sách cho 5 dự án phát triển công nghệ cốt lõi trong lĩnh vực bán dẫn trong năm tới của Hàn Quốc dự kiến sẽ giảm trung bình 18% và ngân sách R&D dành cho trí tuệ nhân tạo (AI) giảm 43%.
Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực với mục tiêu vực dậy ngành công nghiệp bán dẫn vốn đang tụt hậu so với Hàn Quốc và Đài Loan. Gần đây, Tokyo đã quyết định dỡ bỏ hạn chế phát triển đối với các khu vực vành đai xanh đã tồn tại hơn 50 năm qua, cho phép xây dựng các nhà máy công nghiệp công nghệ cao liên quan đến chất bán dẫn và lập nhà máy sản xuất pin ngay cả trên đất nông nghiệp và rừng. Cùng với đó, Nhật Bản cũng xem xét hỗ trợ thuế với hoạt động sản xuất chất bán dẫn của các công ty có cơ sở ở trong nước.Không chỉ Nhật Bản, các nước trên thế giới như Mỹ, EU..., cũng đang nỗ lực tăng hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao ở cấp quốc gia thông qua trợ cấp của chính phủ và ưu đãi về thuế. Trong bối cảnh này, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, để đảm bảo khả năng cạnh tranh duy trì khoảng cách với các đối thủ.Mặc dù tín dụng thuế đối với đầu tư cơ sở vật chất và R&D đã được mở rộng cho các ngành chiến lược quốc gia như chất bán dẫn, nhưng mức thuế mà các công ty đầu tư vào Hàn Quốc phải nộp vẫn cao hơn 30% so với mức thuế của Đài Loan (Trung Quốc) trong trường hợp số tiền đầu tư như nhau.Theo giới chuyên môn nếu không nhanh chóng có điều chỉnh, Hàn Quốc có khả năng đang tụt hậu cả về số lượng và chất lượng so với đối thủ./.
- Từ khóa :
- chất bán dẫn
- chip
- cuộc đua bán dẫn
- R&D
- nghiên cứu chất bán dẫn
- AI
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30'
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30'
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.
-
Phân tích - Dự báo
Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon
05:30' - 29/06/2025
Chăn nuôi gia súc để lấy da dùng để sản xuất túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên kinh tế mới: Chính phủ Anh vào cuộc
06:30' - 28/06/2025
Nước Anh có một di sản đậm nét về thương mại và doanh nghiệp. Ba thỏa thuận thương mại gần đây – với Ấn Độ, Mỹ và EU – đã giúp Anh đã khôi phục vị thế là nhà vô địch toàn cầu về thương mại tự do.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn địa chính trị: Biến số khó lường trên thị trường thế chấp
05:30' - 28/06/2025
Đối với những người mua nhà tiềm năng, một cuộc xung đột tiềm tàng ở Iran tạo ra cả cơ hội và thách thức, có khả năng định hình lại bối cảnh lãi suất thế chấp.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 27/06/2025
Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về năng lượng sạch, đặt ra cho Australia một lựa chọn then chốt: hoặc chủ động tham gia, hoặc bị tụt lại phía sau.