Cuộc đua toàn cầu về khoáng sản quan trọng đã bắt đầu
Hiện nay, điểm chung giữa chiếc điện thoại thông minh với một tấm pin Mặt Trời, hay pin xe điện, hay trang thiết bị quân sự là tất cả đều được sản xuất nhờ các loại khoáng sản quan trọng - thành phần không thể thiếu để vận hành những công nghệ hiện đại mà chúng ta sử dụng hằng ngày.
Tác giả Vince Beiser, người viết cuốn "Power Metal: The Race for the Resources That Will Shape the Future", cho rằng thời đại mà chúng ta đang hướng tới sẽ được định hình bởi năng lượng tái tạo và công nghệ kỹ thuật số. Con người không thể tạo ra những thứ đó nếu thiếu các khoáng sản quan trọng.
Một số chuyên gia thương mại gọi khoáng sản quan trọng là nền tảng của kỷ nguyên phát triển công nghệ mới - không khác gì cách phát minh máy hơi nước ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã làm thay đổi thế giới, tạo động lực cho tàu thuyền, xe lửa và máy móc trong nhà máy.
Khái niệm “quan trọng” ở đây thể hiện rằng các nguyên tố này quan trọng cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh và công nghệ số, hay chúng được sử dụng cho mục đích quân sự nhất định, theo giải thích của Giáo sư luật Elizabeth Steyn thuộc Đại học Calgary, người nghiên cứu về khoáng sản quan trọng.
* Canada có những loại khoáng sản quan trọng nào?
Nhà báo chuyên về lĩnh vực khai khoáng của hãng Bloomberg Jacob Lorinc nói trong cuộc phỏng vấn với chương trình Front Burner của CBC rằng từ trước đến nay, Canada vẫn được coi là điểm đến hàng đầu thế giới cho các công ty và nhà thăm dò khai thác mỏ.
Canada có 34 loại khoáng sản và kim loại quan trọng (một số nước gọi chúng là “khoáng sản chiến lược”). Khắp các tỉnh bang và vùng lãnh thổ của Canada (trừ Đảo Hoàng tử Edward-PEI) đều có các mỏ, cơ sở luyện kim cũng như các dự án liên quan đến các loại khoáng sản này.
Cần lưu ý rằng trong danh sách rộng hơn của Canada, có một nhóm 17 kim loại được gọi là “các nguyên tố đất hiếm”, hay còn gọi là lanthanide, đôi khi chúng xuất hiện cùng các nguyên tố phóng xạ.
Giáo sư Steyn nói: “Đất hiếm là ví dụ tiêu biểu cho việc khoáng sản quan trọng không nhất thiết phải ‘hiếm’ theo nghĩa tuyệt đối, nhưng có thể khan hiếm về phương diện khai thác”. Bà giải thích, tuy lanthanide có mặt ở khắp vỏ Trái Đất, “chúng có mặt với hàm lượng rất nhỏ, khiến việc tìm một nơi có thể khai thác thương mại khả thi là vô cùng khó khăn”.
* Thách thức với hoạt động khai thác mỏ ở Canada
Canada là một trong số ít nơi trên thế giới có thể khai thác thương mại các khoáng sản khan hiếm. Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng đất nước này chưa tận dụng triệt để địa hình giàu khoáng sản của mình, vì nhiều lý do.
Ông Lorinc nói và đưa ra một vài nguyên nhân: “Những khoáng sản này tồn tại ở khắp nơi, nhưng chúng ta chưa hẳn khai thác tốt trong vài năm gần đây. Khu vực Sudbury trước kia thật sự là trung tâm khổng lồ của thế giới về sản xuất nickel và chúng ta đã khai thác hết nickel ở đó. Vẫn còn một ít, nhưng chắc chắn không nhiều như trước”.
Những mỏ khác - như vùng Vành đai lửa ở miền Bắc Ontario - nằm ở những khu vực xa xôi, khó phát triển và xây dựng hạ tầng khai thác mỏ. Một số cộng đồng bản địa lo ngại việc khai khoáng có thể làm ô nhiễm nước hay gây các tác động xấu khác tới môi trường, vùng đất họ sinh sống.
Ông JP Gladu, người sáng lập công ty tư vấn Mokwateh và cựu Chủ tịch kiêm CEO Hội đồng kinh doanh của người bản địa Canada, nhận định “điều cấp thiết là phải tiến hành mọi việc với sự lãnh đạo của người bản địa ngay tại bàn đàm phán. Chúng ta đã hiểu tầm quan trọng của mối quan hệ bền chặt với các cộng đồng bản địa, những chủ thể nắm quyền ở đất nước này.
Một ví dụ là năm ngoái, Canada bổ sung kim loại silicon vào danh sách khoáng sản quan trọng. Đây là nguyên liệu sản xuất chip bán dẫn, vốn được các tập đoàn lớn nhất thế giới sử dụng để vận hành trí tuệ nhân tạo. Chỉ điều đó thôi cũng đủ cho thấy giá trị các loại khoáng sản này trong thời đại số.
* Hệ quả địa chính trị ra sao?
Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua giành ưu thế công nghệ toàn cầu, cả hai nước đều muốn sở hữu công nghệ tiên tiến và nguồn lực chế tạo chúng. Trung Quốc có lợi thế nhờ là quốc gia khai thác lớn, nhưng có lẽ quan trọng hơn, nước này dẫn đầu thế giới về khâu tinh luyện khoáng sản thô nhập từ các nước khác.
Tác giả Beiser giải thích Mỹ trước kia từng là cường quốc khai thác mỏ hàng đầu, nhưng vào thập niên 1970-1980, họ cảm thấy mệt mỏi với tất cả những tổn hại môi trường kéo theo. Còn Trung Quốc, thời điểm đó mới mở cửa kinh tế, họ sẵn sàng đào tài nguyên ngay trên đất mình và xây nhà máy tinh luyện ở Trung Quốc. Đồng thời, họ cũng có tầm nhìn rất xa. Giờ đây, Trung Quốc đang tận dụng vị thế mạnh để hạn chế xuất khẩu khoáng sản sang Mỹ; phía Mỹ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc này.
Đó là lý do Tổng thống Mỹ Donald Trump quan tâm tới những nơi giàu khoáng sản như Canada và Greenland. Đây cũng là lý do Mỹ và Ukraine đàm phán thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ quân sự. Ukraine cần thỏa thuận đó để tài trợ cho quá trình tái thiết.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance nêu điều kiện về bảo đảm an ninh cho Ukraine
14:54' - 04/03/2025
Phó Tổng thống JD Vance nêu rõ nếu Ukraine muốn có đảm bảo an ninh và nếu muốn chắc chắn rằng xung đột sẽ không tái diễn thì cách tốt nhất là tạo ra lợi ích kinh tế cho Mỹ tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cân nhắc ngừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine
10:12' - 02/03/2025
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét ngừng tất cả lô hàng viện trợ quân sự, cũng như cả việc hỗ trợ gián tiếp cho Ukraine.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới ước tính cần hàng trăm tỷ USD để tái thiết Ukraine
08:00' - 27/02/2025
Nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), Liên hợp quốc, Ủy ban châu Âu và Chính phủ Ukraine ước tính chi phí để tái thiết nền kinh tế Ukraine sau xung đột với Nga đã tăng lên 524 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga đề xuất thỏa thuận đất hiếm và nhôm với Mỹ
07:57' - 25/02/2025
Tổng thống Vladimir Putin ngày 24/2 tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất kim loại đất hiếm.
-
Kinh tế tổng hợp
Tổng thống Ukraine yêu cầu Mỹ xem xét lại thỏa thuận khoáng sản
20:23' - 19/02/2025
Ngày 19/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu của Mỹ đòi 500 tỷ USD khoáng sản từ nước này, đồng thời đề nghị Washington xem xét lại thỏa thuận khoáng sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30'
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30'
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.