Cuộc đua vào ghế Thủ tướng Nhật Bản đang nóng dần
Các ứng cử viên tiềm năng đang đẩy mạnh vận động để tìm kiếm sự ủng hộ của các phe phái trong nội bộ LDP trước khi ra tranh cử. Cho đến thời điểm này, ít nhất 4 chính trị gia đã bày tỏ ý định sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử được dự đoán là rất quyết liệt.
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn truyền thông Nhật Bản cho hay ngày 30/8, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida, người đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu LDP, đã có các cuộc gặp riêng rẽ với một số thành viên cấp cao trong đảng, trong đó có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, để đề nghị họ ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu sắp tới.
Theo kế hoạch, trong ngày 31/8, ông Kishida sẽ gặp một số thành viên cấp cao trong phái của mình và thảo luận về các cam kết tranh cử. Với 47 nghị sỹ trong Quốc hội, phái Kishida được xếp vào phái tầm trung trong LDP.
Cùng ngày, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã gặp các quan chức hàng đầu trong phái này. Phái của ông Ishiba gồm 19 nghị sĩ.
Trước đó, ngày 29/8, Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga - người không thuộc bất cứ phái nào trong LDP, đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký LDP Toshihiro Nikai và Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề Quốc hội Hiroshi Moriyama.
Tại đó, ông Suga, người được coi là cánh tay phải của Thủ tướng Abe, đã bày tỏ ý định sẽ ra tranh cử. Ông Suga đã giữ vị trí Chánh Văn phòng Nội các kể từ khi Thủ tướng Abe quay trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012.
Trong thời gian qua, chính trị gia này đã nhiều lần phủ nhận khả năng trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Abe, song sau khi ông Abe từ chức, ngày càng có nhiều thành viên cấp cao trong nội bộ LDP bày tỏ mong muốn ông Suga sẽ ra tranh cử để kế nhiệm Thủ tướng Abe và tiếp tục thực hiện các chính sách của ông này, trong đó có các biện pháp ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ngoài ba nhân vật trên, cựu Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Seiko Noda cũng đã bày tỏ ý định ra tranh cử. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi và Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Bầu cử LDP Hakubun Shimomura cho biết họ sẽ thảo luận với các đồng minh của mình ở trong đảng về việc liệu có nên ra tranh cử hay không.
Để trở thành ứng cử viên chức Chủ tịch LDP, mỗi chính trị gia phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 20 nghị sĩ Quốc hội thành viên LDP. Vì vậy, hai chính trị gia Kishida và Ishiba có thể sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc hội đủ sự ủng hộ cần thiết để ra tranh cử.
Trong khi đó, ông Suga chắc chắn sẽ có đủ sự ủng hộ cần thiết nếu quyết định ra tranh cử. Mặc dù không thuộc vào phe phái nào trong LDP nhưng chính trị gia này lại nhận được sự hậu thuẫn của không ít các thành viên cấp cao.
Dự kiến, cuộc bỏ phiếu chủ tịch đảng LDP diễn ra trong khoảng từ 13-15/9. Thông thường, cuộc bỏ phiếu này sẽ có sự tham gia của 394 nghị sĩ LDP (không bao gồm những người đứng đầu Hạ viện và Thượng viện) cùng với 394 đảng viên phổ thông trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nhiều khả năng cuộc bỏ phiếu sắp tới sẽ diễn ra trong phạm vi hẹp hơn với sự tham gia của 535 thành viên, gồm 394 nghị sĩ cùng với ba đại diện của mỗi đảng bộ cấp tỉnh (tổng cộng 141 người) bởi các thành viên cấp cao trong đảng lo ngại sẽ xuất hiện khoảng trống quyền lực nếu kéo dài thời gian bầu người thay thế Thủ tướng Abe.
Theo kênh truyền hình NHK, LDP cầm quyền có kế hoạch tổ chức một phiên họp bất thường của quốc hội vào ngày 17/9 tới nhằm bầu ra Thủ tướng mới sau khi cuộc bỏ phiếu chủ tịch của đảng này kết thúc.
Ngày 28/8 vừa qua, Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định từ chức vì lý do sức khỏe sau khi được ghi danh là thủ tướng có thời gian tại nhiệm liên tục lâu nhất Nhật Bản với 2.799 ngày cầm quyền liên tiếp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản S.Abe thảo luận với Tổng thống Mỹ D.Trump về việc từ chức
11:28' - 31/08/2020
Ngày 31/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quyết định từ chức bất ngờ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Shinzo Abe và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
06:42' - 31/08/2020
Vị thủ tướng có thời gian tại nhiệm dài nhất trong lịch sử Nhật Bản đã bày tỏ ấn tượng rất tốt và dành tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Thăm dò dư luận về ứng cử viên tiềm năng cho vị trí thủ tướng Nhật Bản
18:59' - 30/08/2020
Với 34,3% số người được hỏi ủng hộ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã nhận được sự lựa chọn lớn nhất cho vị trí thủ tướng tiếp theo của đất nước "Mặt Trời mọc".
-
Ngân hàng
BOJ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong thời hậu Thủ tướng Nhật Bản Abe
15:34' - 30/08/2020
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng sau khi Thủ tướng Shinzo Abe từ chức do nền kinh tế nước này vẫn đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…