Thủ tướng Shinzo Abe và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
“Điểm mấu chốt trong quan hệ đối tác giữa hai nước là để cống hiến cho hòa bình và phồn vinh của khu vực. Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đã có sự giao lưu kinh tế nhân dân và hợp tác kinh tế rất năng động. Ngoài ra, chúng tôi rất muốn hợp tác với Việt Nam để giải quyết những vấn đề về an ninh quốc phòng, những vấn đề khu vực và phát triển kinh tế. Tôi rất muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chia sẻ như vậy khi trả lời phỏng vấn của Tổng giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản.
Cuộc phỏng vấn diễn ra tháng 2 năm ngoái trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo TTXVN tới Nhật Bản. Không chỉ trong cuộc trả lời phỏng vấn này, mà từ trước đó, vị thủ tướng có thời gian tại nhiệm dài nhất trong lịch sử Nhật Bản đã bày tỏ ấn tượng rất tốt và dành tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam.
Trong thời gian hoạt động chính trị, Thủ tướng Abe, người vừa thông báo quyết định từ chức ngày 28/8 vì lý do sức khỏe, đã nhiều lần tới Việt Nam. Riêng trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản, ông đã thăm Việt Nam tổng cộng 4 lần. Chính trong cuộc trả lời phỏng vấn tháng 2/2019, ông đã nhắc tới sự đón tiếp nồng ấm của chính phủ và người dân Việt Nam khi ông tới thăm đất nước Đông Nam Á.
Đó là năm 1993, thời điểm ông Abe bước chân vào chính trường Nhật Bản khi ra tranh cử trong cuộc bầu cử hạ viện tháng 7 năm đó và được bầu làm nghị sỹ lần đầu tiên. Sau khi trúng cử, ông và một số nghị sỹ Nhật Bản khác đã tới thăm Việt Nam. “Đến giờ, tôi vẫn nhớ những tình cảm đó. Khi đó, Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới và nhờ đó, kinh tế Việt Nam đã phát triển rất năng động”, ông hồi tưởng lại.
Sau khi gia nhập chính giới, ông Abe đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng trong chính phủ và đảng Dân chủ Tự do (LDP) như Phó Chánh Văn phòng Nội các trong giai đoạn 2000-2002, Tổng Thư ký LDP năm 2003 và Chánh Văn phòng Nội các năm 2005. Tháng 9/2006, ông được bầu làm Chủ tịch LDP và trở thành vị thủ tướng thứ 90 của Nhật Bản. Khi đó, ông mới 52 tuổi và là vị thủ tướng trẻ nhất Nhật Bản thời hậu chiến. Trên cương vị này, ông đã tới thăm Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Hà Nội vào tháng 11/2006. Trong chuyến thăm đó, hai bên đã ra Tuyên bố chung về “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”.
Tháng 12/2012, Thủ tướng Abe trở lại nắm quyền sau một thời gian từ chức vì lý do sức khỏe. Ông đã chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới vào tháng 1/2013. Sau đó, ông còn có thêm 2 chuyến thăm khác tới Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi với Tổng giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi, ông Abe nói: “Cho đến thời điểm hiện nay (tháng 2/2019), tôi đã đến thăm Việt Nam tổng cộng 4 lần với tư cách Thủ tướng Nhật Bản. Mỗi lần đến thăm Việt Nam, tôi đều rất vui mừng khi chứng kiến sự phát triển năng động của Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 11/2017, khi tôi đến thăm Việt Nam, tôi đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời đến Hội An, quê nhà của Thủ tướng. Chúng tôi đã đi dạo phố cổ Hội An, thăm cầu Nhật Bản, được thăm một số cửa hàng mà người Nhật Bản đã từng kinh doanh tại đó từ xa xưa, qua đó một lần nữa tôi hiểu được về lịch sử giao lưu giữa hai nước. Khi đó, Hội An đang gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng sau một trận bão nhưng vẫn có rất nhiều người dân đứng hai bên đường để chào đón chúng tôi. Tôi vô cùng cảm động trước tình cảm đó”.
Thủ tướng Shinzo Abe cũng khẳng định rằng quan hệ Nhật Bản-Việt Nam phải là mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, hợp tác với nhau, “chung sức làm những việc mà chúng ta cần làm”. Đặc biệt, ông bày tỏ mong muốn hai nước cùng hợp tác để giải quyết những vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu khi Việt Nam giữ chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020.
Có thể khẳng định Thủ tướng Shinzo Abe đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển ở khu vực và quốc tế.
Trong 8 năm qua, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển hết sức mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Năm 2014, hai nước đã nâng cấp quan hệ song phương lên “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”. Năm 2017, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài số hai và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.
Đáng chú ý, Thủ tướng Abe đã mời lãnh đạo Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng vào năm 2016 và Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G20) với tư cách khách mời đặc biệt của nước chủ nhà vào năm 2019. Đây đều là những lần đầu tiên Việt Nam tham dự các diễn đàn có tầm ảnh hưởng quốc tế lớn như G7 và G20.
Như khẳng định của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam: “tại thời điểm hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Hai nước có sự tin cậy chính trị cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực”.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ giữa hai nước, dưới thời chính quyền của Thủ tướng Abe, cộng đồng người Việt Nam ở Nhật Bản đã không ngừng lớn mạnh và nhanh chóng trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ ba ở Nhật Bản.
Theo thống kê của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản, cho đến cuối năm ngoái, có tổng cộng gần 412.000 người Việt Nam đang cư trú tại nước này, tăng gấp hơn 12 lần so với năm 2012 – thời điểm Thủ tướng Abe mới quay lại nắm quyền.
Đó một phần là nhờ các chính sách tạo điều kiện tiếp nhận lao động Việt Nam của Chính phủ Nhật Bản trong giai đoạn này, bởi ông Abe trong cuộc trả lời phỏng vấn tháng 2/2019 đã nói rằng “từ ngày 1/4/2019, khi chế độ tiếp nhận người lao động nước ngoài mới có hiệu lực, tôi mong muốn nhiều người Việt Nam ưu tú sang Nhật Bản làm việc”.
Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát vào đầu năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho lao động Việt Nam tại nước này như: trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt giống như các công dân Nhật Bản; hỗ trợ điều trị cho các thực tập sinh Việt Nam không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2; cho phép các thực tập sinh hết hạn hợp đồng tiếp tục làm việc cho đến khi có chuyến bay về nước…
Chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn tháng 2/2019, Thủ tướng Abe nói: “Trong ấn tượng của người Nhật Bản, dân tộc Việt Nam là dân tộc rất cần cù, thông minh, tính kiên nhẫn cao và đặc biệt tình cảm của người Việt Nam rất ấm áp”.
Có lẽ, những ấn tượng như vậy về Việt Nam là một trong những lý do để vị thủ tướng có thời gian tại nhiệm dài nhất trong lịch sử Nhật Bản bày tỏ: “Tôi rất muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thăm dò dư luận về ứng cử viên tiềm năng cho vị trí thủ tướng Nhật Bản
18:59' - 30/08/2020
Với 34,3% số người được hỏi ủng hộ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã nhận được sự lựa chọn lớn nhất cho vị trí thủ tướng tiếp theo của đất nước "Mặt Trời mọc".
-
Ngân hàng
BOJ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong thời hậu Thủ tướng Nhật Bản Abe
15:34' - 30/08/2020
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng sau khi Thủ tướng Shinzo Abe từ chức do nền kinh tế nước này vẫn đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ ra tranh cử chức Chủ tịch LDP
15:24' - 30/08/2020
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ ra tranh cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền để trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Đảng LDP cân nhắc bầu chọn lãnh đạo mới vào giữa tháng tới
14:42' - 29/08/2020
Theo hãng tin Kyodo, các nghị sĩ cấp cao thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản đang cân nhắc ngày 15/9 tổ chức bầu chọn lãnh đạo đảng kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe vừa từ chức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.