Cuối tháng 4, Quảng Ninh sẽ khởi công 2 cầu bắc qua vịnh Cửa Lục
Ban quản lý Dự án xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị này đã hoàn tất các thủ tục đầu tư dự án xây dựng 2 cây cầu Cửa Lục 1, Cửa Lục 3 và dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng 4 này.
Cả 2 dự án xây dựng cầu Cửa Lục 1 và 3 do Ban Quản lý dự án xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 3.852 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.Các cầu đều thiết kế 6 làn xe cơ giới, độ tĩnh không thông thuyền cao 40m, tốc độ tối đa 60 km/giờ với nhiều hạng mục đi kèm gồm: nút giao, cống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, chiếu sáng mỹ thuật... Dự kiến, cả 2 cây cầu sẽ hoàn thành vào năm 2022.
Sau khi sáp nhập huyện Hoành Bồ từ tháng 1/2020, chiến lược phát triển của thành phố Hạ Long được định hướng theo mô hình đa cực; trong đó, vịnh Cửa Lục là trung tâm kết nối. Để tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình phát triển, Quảng Ninh quyết định đầu tư 3 cây cầu bắc qua vịnh Cửa Lục. Trước mắt, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng cầu Cửa Lục 1 và Cửa Lục 3. Đây là dự án trọng điểm của Quảng Ninh năm 2020. Về quy mô, cầu Cửa Lục 1 có tổng chiều dài 4,2 km, gồm cả đường dẫn và cầu. Điểm đầu đấu nối tuyến đường kết nối Khu công nghiệp Cái Lân - Việt Hưng và điểm cuối giao với Quốc lộ 279 tại km24+750, thuộc xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long; trong đó, cầu chính dài 290 m, được thiết kế bê tông cốt thép dự ứng lực với 5 nhịp liên tục, vòm ống thép nhồi bê tông, rộng 33,1 m. Cầu Cửa Lục 3 có tổng chiều dài 2,847 km, gồm cả đường dẫn và cầu. Điểm đầu đấu nối tuyến đường trục chính khu Đô thị FLC tại phường Hà Khánh, điểm cuối giao với Quốc lộ 279, thuộc địa phận xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long; trong đó, cầu chính dài 160 m, thiết kế bê tông cốt thép dự ứng lực với 3 nhịp liên tục, nhịp chính vòm thép dài 90 m, rộng 34,1 m. Việc đầu tư xây dựng hai cây cầu trên góp phần phát triển và mở rộng không gian đô thị nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án phát triển đô thị trên địa bàn thành phố; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; giảm tải lưu lượng giao thông qua cầu Bãi Cháy và Quốc lộ 18 đoạn qua khu vực nội thị Hạ Long; đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là khi có mưa bão.Đặc biệt, 2 cây cầu này sẽ góp phần kết nối giao thông và hình thành chuỗi du lịch rừng - biển đồng bộ, hấp dẫn, phát triển mạnh thế mạnh của địa phương.
Từ cuối năm 2019, chủ đầu tư đã tổ chức thi thiết kế kiến trúc công trình và lựa chọn mô hình “Cánh chim biển” cho cầu Cửa Lục 1, “Bình minh trên vịnh Hạ Long” cho cầu Cửa Lục 3. Đầu tháng 4, dự án lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, ký hợp đồng khởi công dự án. Thành phố Hạ Long cũng rà soát, đẩy mạnh giải phóng mặt bằng. Mặt bằng cầu Cửa Lục 1 sẽ thực hiện thu hồi 26,4 ha đất liên quan đến 72 hộ và 5 đơn vị. Đến nay đã thực hiện công khai quy hoạch, kiểm đếm tại 2/5 đơn vị liên quan. Đối với mặt bằng cầu Cửa Lục 3, đã ban hành thông báo thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng đến các hộ liên quan./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng đi mới cho du lịch Việt Nam
07:39' - 26/01/2020
Thời gian qua, du lịch Việt Nam phát triển vượt bậc, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư theo hình thức PPP: Tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
09:21' - 10/11/2019
Những năm qua, hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ công, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
-
Bất động sản
Tự tạo cơn sốt đất ảo hòng trục lợi ở huyện miền núi nghèo Quảng Ninh
10:45' - 27/03/2019
Các nhà đầu cơ đẩy giá đất lên cao trong thời gian ngắn nhằm tạo hiệu ứng thị trường, khiến cho giới đầu tư và người dân thấy được kịch bản bất động sản khu vực này đang có giao dịch sôi động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.