Cựu Bộ trưởng Công thương Ấn Độ: Việt Nam là hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chứng kiến những biến động trước nguy cơ áp thuế từ chính quyền Mỹ, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc phỏng vấn cựu Bộ trưởng Công thương Ấn Độ, ông Suresh Prabhu để có thêm thông tin tư vấn giúp các quốc gia đang chịu áp lực bởi những biến động trên.
Trước hết, về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, cựu Bộ trưởng Suresh Prabhu cho rằng Việt Nam là đối tác rất quan trọng, không chỉ về phát triển kinh tế, mà còn về mối quan hệ chiến lược chung của Ấn Độ. Ấn Độ muốn mở rộng mối quan hệ này đồng thời muốn thực hiện nhiều điều hơn nữa nhằm mang lại lợi ích cho cả hai nước, đặc biêt trong lĩnh vực thương mại. Ông khẳng định mối quan hệ song phương này sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Ông Suresh Prabhu coi Việt Nam là "hình mẫu phát triển cho bất kỳ quốc gia đang phát triển nào", vì Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo ông, là một trường hợp ngoại lệ khi mở cửa nền kinh tế và đã đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng, Việt Nam hiện nổi lên như một ví dụ điển hình về những gì có thể làm để mang lại lợi ích cho các quốc gia mà Việt Nam đang hợp tác, cũng như cho chính Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam là mô hình mà các nước nên học tập vào thời điểm nền kinh tế thế giới đang chậm lại cùng với nhiều bất ổn, thách thức.
Về chủ đề "nóng" hiện nay là thặng dư thương mại của các nước với Mỹ và vấn đề áp thuế đối ứng, ông Suresh Prabhu cho rằng đây chỉ là vấn đề tạm thời, "giống như huyết áp trong cơ thể, đôi khi tăng lên, đôi khi giảm xuống".
Các nước có vấn đề này trước hết cần có chiến lược về những gì cần phải làm, tiếp theo phải có đối thoại nhằm tìm ra nguyên nhân từ đó có biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, giúp hai bên cùng hưởng lợi. Chính vì vậy, chuyến thăm của các quan chức cấp cao trong chính phủ sẽ giúp loại bỏ các rào cản giữa hai bên.
Cũng theo ông Suresh Prabhu, các bên nên tiến hành đàm phán về một hiệp định tự do thương mại (FTA) nhằm tăng cường hợp tác, tránh những tranh chấp không đáng có.
Bên cạnh đó, cựu Bộ trưởng Suresh Prabhu phản đối mọi hình thức chiến tranh, dù là chiến tranh quân sự hay chiến tranh thương mại vì điều đó không tốt cho bất cứ bên nào. Về tranh chấp thương mại, ông nêu rõ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ chế quốc tế minh bạch, hợp lý nhất để giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, ông Suresh Prabhu khẳng định Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một khối rất quan trọng đối với Ấn Độ, đồng thời là một trong những đối tác thương mại lớn của quốc gia Nam Á.
Theo ông, Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ đối tác rất rộng rãi, bao trùm các lĩnh vực chiến lược như kinh tế, xã hội, nhân dân, văn hóa và thương mại.
Vì vậy, ông cho rằng hai nước nên xem xét thúc đẩy thảo luận về khả năng ký kết FTA song phương, giúp mang lại lợi ích về xuất-nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cho cả hai bên, qua đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm hơn ở cả hai nước.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp gạo
14:59' - 09/03/2025
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ đã khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam trước động thái Ấn Độ bất ngờ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm.
-
Ô tô xe máy
Tesla đang rục rịch "tái xuất" thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng
08:06' - 09/03/2025
“Gã khổng lồ” xe điện Tesla (Mỹ) đang rục rịch trở lại thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng, sau một thời gian tạm dừng kế hoạch.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội cho Ấn Độ
05:30' - 09/03/2025
Báo Deccan Herald vừa đăng bài phân tích của chuyên gia kinh tế Ajit Ranade, đánh giá về tác động và cơ hội đối với Ấn Độ từ những quyết định mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin: Nga và Mỹ đang khôi phục quan hệ song phương
10:56'
Ngày 17/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết Nga và Mỹ đang trên đường khôi phục quan hệ song phương và tái thiết lập các cơ chế đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh - Canada cam kết củng cố quan hệ
09:15'
Thủ tướng Anh Keir Starmer và tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã cam kết hướng tới củng cố quan hệ song phương trong bối cảnh quan hệ với Mỹ đang trở nên phức tạp.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga phủ nhận thông tin gỡ bỏ lệnh trừng phạt với Ngoại trưởng Mỹ
07:38' - 17/03/2025
Ngày 16/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã phủ nhận thông tin cho rằng Nga đã gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, đồng thời khẳng định đây là "tin giả".
-
Ý kiến và Bình luận
PGS Đại học Cambridge: Việt Nam có nền tảng phát triển trung tâm tài chính quốc tế
11:40' - 16/03/2025
Việt Nam có nền tảng và cơ hội để xây dựng thành công trung tâm tài chính quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Anh lạc quan về triển vọng hòa đàm Nga-Ukraine
08:45' - 16/03/2025
Ngày 15/3, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “sớm muộn” sẽ ngồi vào bàn đàm phán liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia tài chính Anh: Linh hoạt lựa chọn mô hình trung tâm tài chính ở Việt Nam
11:55' - 15/03/2025
Việt Nam không nhất thiết phải lựa chọn cứng nhắc giữa xây dựng trung tâm tài chính chuyên môn khu vực hay trung tâm tài chính toàn diện khu vực mà có thể phối hợp linh hoạt để tận dụng các cơ hội.
-
Ý kiến và Bình luận
Học giả Indonesia: Đối tác chiến lược toàn diện Indonesia và Việt Nam nhân lên sức mạnh của sự tương đồng
11:01' - 14/03/2025
Trên thực tế, mặc dù có những tiến triển đáng kể trong hợp tác song phương Việt Nam - Indonesia, nhưng hai bên vẫn cần giải quyết một số thách thức để phát huy hết tiềm năng của hợp tác này.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga đáp trả gói trừng phạt thứ 16 của EU
09:09' - 14/03/2025
Nga đã mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với các đại diện của Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên để đáp trả gói trừng phạt mới nhất của khối này.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga ủng hộ ý tưởng ngừng bắn tại Ukraine
08:47' - 14/03/2025
Phát biểu với báo giới tại Moskva, ông Putin khẳng định ý tưởng ngừng bắn với Ukraine là đúng đắn và Nga ủng hộ, nhưng có những vấn đề cần được cả hai bên cùng nghiên cứu.