Cơ hội cho Ấn Độ
Theo tác giả, Mỹ đã có Sở Thuế vụ Nội địa (IRS) và mới đây Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch thành lập Sở Thuế vụ nước ngoài (ERS) để thu thuế quan và các khoản thu khác từ nước ngoài. Thay vì tạo gánh nặng cho người nộp thuế Mỹ, ông Trump đề xuất đánh thuế những người bên ngoài.
Ông Trump lý giải Mỹ là một trong những thị trường tiêu dùng cởi mở nhất với quyền tiếp cận được trao cho tất cả các quốc gia xuất khẩu. Nhưng những quốc gia xuất khẩu đó lại thường tạo hàng rào thuế quan cao để bảo vệ thị trường trong nước của họ. Điều này không công bằng với các nhà xuất khẩu của Mỹ. Do đó, Tổng thống Trump đề xuất tăng thuế nhập khẩu, để phù hợp với thuế quan của quốc gia xuất khẩu.Ông Trump đã bỏ qua việc các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không cho phép Mỹ phân biệt có chọn lọc thuế nhập khẩu đối với cùng một sản phẩm có nguồn gốc khác nhau. Đây được gọi là quy chế tối huệ quốc (MFN). Ông cũng bỏ qua cả việc tăng thuế nhập khẩu sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ, vì nó sẽ làm tăng giá cả và do đó gây lạm phát.
Các nước đang phát triển như Ấn Độ được phép áp dụng thuế nhập khẩu cao hơn các nước phát triển, như Mỹ. Đây là cách để các nước nghèo hơn có thể bù đắp cho các ngành công nghiệp trong nước của họ trước những bất lợi trong nước như chi phí điện cao, cơ sở hạ tầng, tín dụng và năng suất lao động thấp hơn. Tất cả những điều này đều nằm trong kế hoạch lớn của WTO nhằm tạo ra sự phát triển đồng đều toàn cầu. Ấn Độ và các nước đang phát triển khác trong WTO đã được hưởng sự đối xử đặc biệt vì lý do chính đáng.
Theo chuyên gia kinh tế Ajit Ranade, lời đe dọa áp dụng thuế trừng phạt "có đi có lại" của ông Trump không hoàn toàn là sai. Một quốc gia như Ấn Độ, vốn luôn tự hào là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, không thể ẩn sau những bức tường thuế quan bảo hộ cao. Thuế nhập khẩu cao không có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh, cũng không có lợi cho người tiêu dùng Ấn Độ - những người không thể nhập khẩu tự do, và không có lợi cho các ngành công nghiệp kém hiệu quả phát triển trong môi trường bảo hộ.Đề xuất thuế quan của ông Trump mang đến cho Ấn Độ cơ hội để cải tổ và giảm thuế nhập khẩu, ít nhất là đối với những mặt hàng mà Mỹ quan tâm. Một thỏa thuận chung như vậy về thuế quan chắc chắn sẽ vi phạm quy chế MFN của WTO. Nhưng dưới thời Tổng thống Trump, WTO tiếp tục bị “gạt qua một bên”.
Chuyên gia Ajit Ranade cho rằng, một cuộc đàm phán với ông Trump sẽ là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy cải cách thuế quan vì nó có lợi cho triển vọng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của Ấn Độ. Cũng giống như các cải cách năm 1991 đã được thúc đẩy như một phần trong các điều kiện của khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cải cách thuế quan này cũng có thể sử dụng một lý do biện minh "bên ngoài".* Giảm thiểu tác độngMỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ và trong năm tài chính hiện nay, kim ngạch xuất khẩu từ Ấn Độ sang Mỹ từ tháng 4 đến tháng 12/2024 đã tăng 5,6% lên 60 tỷ USD. Ấn Độ có thặng dư thương mại khoảng 45 tỷ USD với Mỹ, bao gồm cả kim ngạch xuất khẩu dịch vụ phần mềm.Ấn Độ đã đồng ý tăng lượng dầu thô mua từ Mỹ, điều này sẽ được đưa vào các cuộc đàm phán. Bằng cách miễn thuế hoặc giảm thuế vừa phải đối với xe máy Harley Davidson hoặc rượu whisky Bourbon, tổn thất đối với nền kinh tế Ấn Độ là không đáng kể. Nhưng việc gây nguy hiểm cho khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu dịch vụ phần mềm của Ấn Độ sang Mỹ là một rủi ro lớn.Ngay cả trong bối cảnh này, các nhà xuất khẩu dịch vụ lớn từ Ấn Độ sang Mỹ là các công ty Mỹ như EY, Accenture, IBM, Google, Microsoft và Genpact. Sự gia tăng của các Trung tâm Năng lực Toàn cầu do các tập đoàn lớn của Mỹ điều hành tại Ấn Độ là sự tôn vinh lòng tin vào nhân tài của Ấn Độ. Xu hướng đó cần được nuôi dưỡng và tăng cường, và nếu điều đó đòi hỏi phải nhượng bộ bằng cách giảm thuế nhập khẩu, thì hãy làm như vậy.Ấn Độ cũng có thể khai thác tiềm năng to lớn của các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, bao gồm chế biến nông sản. Với 50 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ chỉ chiếm 1,5% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu về nông sản và các sản phẩm liên quan. Ấn Độ là nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới, có số lượng gia súc lớn nhất, nằm trong số hai hoặc ba nước sản xuất trái cây và rau quả hàng đầu và có một trong những bờ biển dài nhất. Đó là cơ hội để Ấn Độ chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm từ sữa, pho mát, bánh kẹo, thịt, gia cầm, thủy sản, nước ép trái cây, dược phẩm chức năng và thực phẩm hữu cơ.Do đó, đề xuất trả đũa thuế quan của ông Trump là cơ hội để Ấn Độ cắt giảm thuế nhập khẩu và thúc đẩy mạnh mẽ các nhà xuất khẩu. Sẽ có một số bên thua lỗ, nhưng xét về tổng thể, nó có thể có tác động tích cực rất lớn.
Tin liên quan
-
Tài chính
Ấn Độ cắt giảm thuế nhập khẩu vàng bạc
13:01' - 05/03/2025
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 4/3, Chính phủ Ấn Độ đã cắt giảm thuế nhập khẩu vàng, bạc lần lượt là 11 USD/10 gram vàng và 18 USD/kg bạc.
-
Kinh tế & Xã hội
USAID đóng cửa phòng khám đầu tiên dành cho người chuyển giới tại Ấn Độ
08:33' - 04/03/2025
Các phòng khám y khoa đầu tiên dành cho người chuyển giới tại Ấn Độ đã đóng cửa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngừng viện trợ nước ngoài qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
-
Hàng hoá
Giá gạo Ấn Độ chạm mức đáy của 20 tháng
17:59' - 01/03/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất của 20 tháng trong tuần này, do nhu cầu yếu và lượng hàng tồn kho dồi dào.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ: Sập đường hầm làm 8 công nhân bị mắc kẹt
16:40' - 23/02/2025
Giới chức Ấn Độ cho biết 8 công nhân đã bị mắc kẹt và nhiều người khác bị thương trong ngày 22/2 sau khi một phần của đường hầm đang được xây dựng tại bang Telangana, miền Nam nước này, bị sập.
-
Thị trường
Giá gạo Ấn Độ vẫn gần mức thấp nhất 19 tháng
19:00' - 22/02/2025
Giá gạo Ấn Độ giữ ổn định gần mức thấp nhất trong 19 tháng. Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 416-425 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thuế nhập khẩu ô tô của Mỹ: Cơn địa chấn với ngành ô tô toàn cầu
12:15'
Ông Trump sẽ áp dụng mức thuế 25% - cộng thêm các loại thuế hiện hành - đối với xe nhập khẩu hoàn chỉnh, bắt đầu từ 11 giờ 01 phút ngày 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Phân tích - Dự báo
Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng tại Pháp
06:30'
5 năm sau đại dịch COVID-19., người dân Pháp đã thay đổi thói quen mua hàng và chuyển sang bán hàng trực tuyến. Xu hướng này thúc đẩy các nhà bán lẻ chuyển dịch cơ cấu kinh doanh truyền thống.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do châu Âu tăng cường chủ quyền trong khai thác đất hiếm
05:30'
Vào ngày 23/5/2024, một đạo luật châu Âu về nguyên liệu thô quan trọng đã có hiệu lực. Luật này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho các nhà công nghiệp châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử của Google
06:30' - 26/03/2025
Alphabet, công ty mẹ của Google, ngày 18/3 đã công bố thương vụ mua lại Wiz, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực an ninh mạng của Israel, với mức giá lên tới 32 tỷ USD.
-
Phân tích - Dự báo
Nước Mỹ trước hạn chót áp thuế: Khả năng thay đổi chiến thuật
05:30' - 26/03/2025
Mỹ có thể sẽ không áp thuế đối với các sản phẩm thuộc ngành ô tô và vi mạch vào ngày 2/4 tới, dù vẫn duy trì thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành xây dựng Pháp: Cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ những năm 1950
06:30' - 25/03/2025
Trong hai năm gần đây, khi lãi suất tăng vọt, nhiều hộ gia đình Pháp không còn đủ khả năng vay để mua nhà, kể cả với các khoản vay có thời hạn kéo dài đến 30 năm.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của thuế quan đối với ngành dược phẩm châu Âu
05:30' - 25/03/2025
Các biện pháp thuế quan do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp dụng đối với lĩnh vực dược phẩm có thể dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động sản xuất sang Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức kinh tế mới của Thái Lan
06:30' - 24/03/2025
Nhiều nhà sản xuất tại Thái Lan, đặc biệt là trong ngành ô tô và phụ tùng ô tô, có khả năng sẽ sa thải công nhân hoặc đóng cửa nhà máy trong năm nay, vì doanh số bán hàng giảm mạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Fintech sẽ định hình lại tương lai tài chính ASEAN
05:30' - 24/03/2025
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).