Đã có kết luận về vụ chôn lấp bùn thải của Formosa tại Hà Tĩnh
Kết luận nêu rõ, sau khi phát hiện vụ việc, ngày 11/7/2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động thành lập Đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra, làm rõ vụ việc và xử lý theo thẩm quyền. Trong quá trình kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu chất thải. Ngày 12/7/2016, Tổng cục Môi trường đã ban hành Công văn số 1567/TCMT-QLCT&CTMT đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về nội dung vụ việc.
Ngày 13/7/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử Đoàn công tác vào phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh để kiểm tra, hướng dẫn xử lý, giải quyết vụ việc.
Đoàn công tác của Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh tiến hành khảo sát thực tế tại các địa điểm phát hiện chôn lấp chất thải trái phép (tại đồi Con Trò, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh và Công viên Xanh, bãi rác Kỳ Tân).
Đoàn công tác của Bộ đã yêu cầu CTCP tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (Công ty Kỳ Anh) phải thu gom, đóng gói toàn bộ lượng chất thải đã chôn lấp trái phép và phối hợp với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải; đưa lượng chất thải thu được đến ngày 17/7/2016 là 390,72 tấn (bao gồm cả đất đá) được niêm phong và chuyển về lưu giữ tại cơ sở xử lý chất thải của Công ty TNHH một thành viên chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh.
Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của Đoàn công tác Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh.
Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh lập biên bản bàn giao, trong đó giao Công ty Kỳ Anh có trách nhiệm phối hợp với UBND thị xã Kỳ Anh, UBND phường Kỳ Trinh bảo vệ hiện trường khu đất đã chôn lấp bùn thải, không để cho gia súc và người không có trách nhiệm vào khu đất trước khi có các phương án xử lý tiếp theo.
Đoàn công tác của Bộ đã tiến hành lấy mẫu bùn thải, mẫu đất và mẫu nước mặt, nước ngầm tại các khu vực chôn lấp chất thải nêu trên (bao gồm 38 mẫu bùn thải, 30 mẫu đất tại vị trí chôn lấp và khu vực đất xung quanh, 1 mẫu nước giếng khoan và 3 mẫu nước suối trong khu vực).
Phương pháp lấy mẫu được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 1/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất, Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 1/8/2011 quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại.Kết quả phân tích mẫu bùn thải và môi trường xung quanh việc phân tích mẫu được giao cho 3 Phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn xử lý, phân tích và đối chứng.
Đến ngày 1/8/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi tiến hành tổng hợp kết quả, so sánh, đối chứng, đánh giá kết quả phân tích từ các phòng thí nghiệm cho thấy: Trong chất thải chôn lấp trái phép có một số mẫu bùn thải có chứa thông số xyanua (CN-) vượt ngưỡng chất thải nguy hại.Theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo vệ môi trường: “chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại”; và Khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu: “Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại."
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết luận: Bùn thải bị chôn lấp trái phép đã được bốc xúc, lưu giữ với khối lượng là 390,72 tấn (bao gồm cả đất đá bị lẫn) là chất thải công nghiệp có lẫn chất thải nguy hại; phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại và phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng, được cấp phép xử lý theo quy định của pháp luật.Kết quả khảo sát môi trường đất, môi trường nước cho thấy nước mặt, nước ngầm và đất tại vị trí chôn lấp bùn thải và khu vực xung quanh chưa bị ô nhiễm do việc chôn lấp trái phép bùn thải nêu trên gây ra.
Xử lý trách nhiệm các bên liên quan: Trước hết về xử lý trách nhiệm đối với chủ nguồn thải là Công ty Formosa Hà Tĩnh vì kết quả phân tích mẫu bùn thải nêu trên cho thấy Công ty Formosa Hà Tĩnh đã có các hành vi vi phạm.Đó là không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại phải đăng ký và quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với trường hợp chuyển giao từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại, quy định tại Điểm h, Khoản 7 Điều 21 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xử phạt các vi phạm hành chính nêu trên theo quy định của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP, yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh phải khắc phục ngay hậu quả do việc chuyển giao bùn thải không đúng quy định.
Cụ thể: Công ty Formosa chịu hoàn toàn trách nhiệm phối hợp với Công ty Kỳ Anh tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại để xử lý ngay 390,72 tấn bùn thải lẫn đất đá nêu trên theo quy định, chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý này; quá trình vận chuyển, xử lý giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm chủ trì và phối hợp giám sát, kiểm tra; phải tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với các loại bùn thải nguy hại phát sinh theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ- CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; xây dựng kế hoạch xử lý chất thải (công nghiệp rắn thông thường, chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại) cho toàn bộ Dự án và phải hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền trước ngày 30/8/2016. Về xử lý trách nhiệm đối với Công ty Kỳ Anh: Việc chôn lấp trái phép bùn thải nguy hại của Công ty Kỳ Anh nêu trên có dấu hiệu tội phạm về môi trường theo quy định tại Điều 182a của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10.Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ bàn giao toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm của Công ty Kỳ Anh cho Công an tỉnh Hà Tĩnh để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.
>>> Bên lề Quốc hội: Đại biểu Võ Kim Cự thừa nhận có trách nhiệm liên đới vụ Formosa
>>> Hà Tĩnh khẳng định việc xả nước không làm mất dấu vết Formosa đổ chất thải
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đại biểu Võ Kim Cự thừa nhận có trách nhiệm liên đới vụ Formosa
13:19' - 25/07/2016
Bên lề kỳ họp Quốc hội khóa XIV, đại biểu Võ Kim Cự - người từng đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh ký cấp phép cho dự án Formosa, đã chia sẻ với báo chí về vai trò, trách nhiệm cũng như các vấn đề liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh khẳng định việc xả nước không làm mất dấu vết Formosa đổ chất thải
19:31' - 21/07/2016
UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: Việc Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh xả nước là để điều tiết giảm mực nước trong hồ, đảm bảo an toàn công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng mức phạt bổ sung với Formosa Hà Tĩnh
14:19' - 21/07/2016
Tổng cục Môi trường dự thảo Nghị quyết xử lý vi phạm hành chính đối với Formosa Hà Tĩnh trong đó đề xuất rõ mức phạt và các hình thức bổ sung, kế hoạch giám sát thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy mẫu phân tích, xác minh loại chất thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh chuyển ra Phú Thọ
18:09' - 17/07/2016
Từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016, Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đã thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý tại Phú Thọ 4/7 loại chất thải nguy hại từ Formosa Hà Tĩnh
-
Kinh tế Việt Nam
Đã di dời toàn bộ chất thải của Formosa tại thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh
19:37' - 16/07/2016
Tính đến cuối giờ chiều 16/7, công tác di dời toàn bộ chất thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh được chôn lấp trái phép tại Công ty môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh đã hoàn thành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil
07:42'
Sáng 6/7 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36' - 06/07/2025
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.