Đà Nẵng nắm bắt cơ hội trở thành chuỗi cung ứng nhân lực vi mạch bán dẫn
Để chủ động phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn, thành phố đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế về vi mạch bán dẫn, nhằm sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin về nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp này.
*Cơ hội trở thành chuỗi cung ứng nhân lực vi mạch bán dẫn toàn cầu
Ông Trịnh Thanh Lâm, Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á cho biết, hiện nay trên thế giới chưa có quốc gia nào tự chủ toàn bộ trong việc sản xuất vi mạch bán dẫn như phần mềm, phần cứng, thiết kế, sản xuất và nguồn nhân lực.Các nước và vùng lãnh thổ có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản đang tạo thành liên minh khép kín, song đều thiếu nguồn nhân lực. Dự đoán đến 2030, thị trường vi mạch bán dẫn sẽ tăng từ khoảng 300 tỷ USD hiện nay lên 1.000 tỷ USD và thiếu 900 nghìn nhân lực công nghệ cao.
Tại Việt Nam, khu vực miền Trung có lực lượng lớn lao động tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn. Theo thống kê, một số công ty bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tại Thành phố Hồ Chí Minh có gần 50% là lao động người miền Trung. Như vậy, cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn toàn cầu của thành phố Đà Nẵng là khả thi.Ông Trịnh Thanh Lâm cho rằng, Đà Nẵng có quyết tâm, tầm nhìn và bước đi mạnh mẽ hướng đến phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Điều này được minh chứng bởi hai chuyến công tác gần nhất của lãnh đạo thành phố đến các tập đoàn, công ty vi mạch bán dẫn lớn của Mỹ như Intel, Synopsys, Marvell…Ngoài ra, thành phố đã thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng; tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường Đại học trên địa bàn thành phố về ngành công nghiệp này.
Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay, trên địa bàn thành phố hiện nay có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động.Trong đó, có khoảng 6 doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn với 550 kỹ sư vi mạch bán dẫn. Con số này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu về nhân lực chip bán dẫn được các cơ quan Trung ương và chuyên gia dự đoán trong thời gian tới.
Theo ông Hồ Kỳ Minh, để chủ động phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn, thời gian qua, Đà Nẵng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, trong đó có ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, nhằm sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn.* Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn
Ngày 26/1/2024, Đà Nẵng công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC). Trung tâm này đóng vai trò như cơ quan liên kết, hợp tác với các trường Đại học trong tổ chức triển khai chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của thành phố. Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay, các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang tích cực xây dựng, mở các mã ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực vi mạch bán dẫn, cụ thể như trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn đã công bố chương trình đào tạo và bắt đầu thực hiện công tác tuyển sinh trong năm 2024.Ngoài ra, một số trường khác cũng đang đẩy mạnh xúc tiến hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho ngành vi mạch bán dẫn.
Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng, để triển khai tốt các nội dung về phát triển nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của thành phố, bên cạnh cơ sở vật chất, hệ thống chính sách hỗ trợ thì sự chuẩn bị sẵn sàng về đội ngũ giảng viên có chất lượng để đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn có vai trò vô cùng quan trọng.Do đó, việc khởi động chương trình đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại thành phố Đà Nẵng có thể được xem là một dấu mốc cụ thể, bước đi quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm 2024, thành phố Đà Nẵng đang hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để triển khai các khóa đào tạo tiếp theo cho đội ngũ giảng viên cũng như nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn của thành phố hoặc cử giảng viên của các trường Đại học trên địa bàn thành phố sang nghiên cứu, học tập trực tiếp tại các cơ sở đào tạo quốc tế. Việc hợp tác quốc tế sẽ được mở rộng sang các đối tác uy tín ở các nước khác trong các khóa đào tạo tiếp theo. Ông Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (Đại học Đà Nẵng) cho hay, thời gian qua, toàn hệ thống chính trị của Việt Nam đã và đang vào cuộc với quyết tâm cao, khát vọng lớn, nhằm đạt được mục tiêu đưa Việt Nam đến 2030 trở thành một trung tâm lớn về công nghiệp vi mạch bán dẫn với 50 nghìn kỹ sư thiết kế và hàng trăm nghìn kỹ sư, lao động kỹ thuật trong các ngành liên quan tham gia vào các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn đã tiên phong hoàn thành thủ tục và công bố tuyển sinh Kỹ sư thiết kế Vi mạch bán dẫn năm 2024, với tổng chỉ tiêu dự kiến đào tạo từ 600 đến 1.000 kỹ sư (đến năm 2028); đồng thời điều chỉnh chương trình đào tạo các ngành gần, trong đó có thêm định hướng Vi mạch bán dẫn để đào tạo chuyển đổi các sinh viên từ năm 1 (khóa 2023) đến năm 3 (khóa 2021) để kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách nguồn nhân lực lĩnh vực này.Đặc biệt, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn cũng đã gấp rút hoàn thành đưa vào vận hành và khai trương Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh (VKU-SSTH). Trung tâm được trang bị 30 máy tính và phần mềm thiết kế vi mạch có bản quyền của Synopsys cùng nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu vi mạch bán dẫn và công nghệ thông minh.
Ông Huỳnh Công Pháp nhận định, với những kết quả đạt được, Đà Nẵng đã có bước tiến lớn và nhanh chóng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư phát triển lĩnh vực này trong thời gian tới.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Ngành bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) bắt đầu phục hồi sau động đất
10:24' - 04/04/2024
Ngành bán dẫn của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã bắt đầu hoạt động trở lại, giữa lúc nơi đây đang dần phục hồi từ trận động đất mạnh nhất trong 25 năm qua ở vùng lãnh thổ này.
-
Chuyển động DN
Samsung Electronics lần đầu tiên tụt hạng trên thị trường bán dẫn thế giới
10:02' - 30/03/2024
Samsung Electronics, công ty bán dẫn hàng đầu của Hàn Quốc và cũng từng dẫn đầu thế giới, đã lần đầu tiên tụt xuống hàng thứ ba trên thế giới trong bảng xếp hạng năm 2023.
-
Công nghệ
Mỹ và Mexico hợp tác phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm bán dẫn
15:38' - 29/03/2024
Ngày 28/3, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẽ hợp tác với Mexico để tìm kiếm các cơ hội về chuỗi cung ứng các sản phẩm bán dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.