Đà Nẵng: Ngăn ngừa tham nhũng, lợi ích nhóm trong tổ chức thi hành pháp luật
UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 5//2023 về việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Cụ thể, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã xác định rõ quan điểm công tác xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; tăng cường gắn kết việc xây dựng pháp luật với hiệu quả thi hành pháp luật; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương.Tiếp tục quán triệt và thể chế hóa kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 11/KH-TW ngày 28-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW; Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 13-7-2023 của UBND thành phố triển khai Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 10-4-2023 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6-7-2022 của Bộ Chính trị quy định về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm” trong xây dựng và thi hành pháp luật.Thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như: chậm đề xuất ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu ban hành văn bản trái pháp luật; tham mưu ban hành văn bản không đúng hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết; tổ chức thi hành pháp luật chậm, thiếu hiệu quả, đặc biệt là do nguyên nhân chủ quan. Tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dụng và tổ chức thi hành pháp luật theo hướng “đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế là đầu tư cho phát triển”.Theo đó, trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, HĐND, UBND thành phố về công tác xây dựng thẻ chế và tổ chức thi hành pháp luật, phát hiện các tồn tại, khó khăn, từ đó có giải pháp, biện pháp phù hợp để đẩy mạnh, tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo về xây dựng thể chế và tổ chức thi hành pháp luật ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình.Chủ động nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo từ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, HĐND, UBND thành phố, các Điều ước quốc tế và thực tiễn thi hành pháp luật để kịp thời ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.Khi tham mưu, đề xuất việc ban hành văn bản phải đúng thẩm quyền về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật; hồ sơ đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo đầy đủ các tài liệu theo quy định và đảm bảo chất lượng của từng tài liệu. Không trình HĐND, UBND ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.Chủ động tham mưu việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp lật theo đúng trình từ, thủ tục, thời hạn được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình lập cần xây dựng văn bản tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn, đánh giá đầy đủ tác động của chính sách.Quá trình soạn thảo văn bản cần bám sát các chính sách đã được thông qua, tuân thủ nghiêm trình tự, thủ tục, đặc biệt là thời hạn soạn thảo, tránh tình trạng do yêu cầu về thời gian nên xin áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn mà không thuộc các trường hợp được áp dụng thủ tục rút gọn; tăng cường kiểm soát việc ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn.Tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, dự thảo văn bản và các tổ chức, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học, người làm thực tiễn bằng các hình thức phù hợp. Nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan Tư pháp, ý kiến của Thành viên UBND đối với các đề nghị xây dựng văn bản, dự thảo văn bản, trường hợp không tiếp thu phải có báo cáo giải trình đầy đủ; tăng cường phản biện xã hội, truyền thông đối với các văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp.Rà soát đầy đủ, tăng cường đề xuất một văn bản để quy định chi tiết nhiều nội dung của luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm hạn chế xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, tập trung các nguồn lực để tổ chức soạn thảo văn bản quy định chi tiết đúng thời hạn; kịp thời báo cáo HĐND, UBND về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết để tìm cách tháo gỡ, đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc đó.Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ động, thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương để xem xét sự phù hợp với hệ thống pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn; xác định rõ khó khăn, vướng mắc xuất phát từ quy định pháp luật hay từ khâu tổ chức thi hành, từ đó xác định sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản. Tăng cường kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện các nội dung trái pháp luật và kiến nghị biện pháp xử lý.UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật. Nghiên cứu, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của luật pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND ban hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp.Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật; chủ động báo cáo, xin ý kiến của các cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định tại các văn bản của Đảng về những chính sách quan trọng, những định hướng lớn trong dự thảo văn bản.Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, phẩm chất cho cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật thông qua việc tăng cường đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức nhằm nêu cao tinh thần cảnh giác, không để bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, làm sai lệch chủ trương chính sách, nội dung văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị cá nhân trong việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật.Các cơ quan, đơn vị, địa phương ưu tiên, bố trí đầy đủ nhân lực, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn tham gia quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng ưu tiên, bố trí đầy đủ các nguồn lực về kinh phí và biên chế đuợc phân bổ cho địa phương để đảm bảo, nâng cao chất lượng cho công tác xây dựng thể chế và theo dõi thi hành pháp luật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đà Nẵng: Dự án thi công làm bùn đất tràn xuống khu dân cư
14:13' - 08/09/2023
Hàng trăm hộ dân sống ven tuyến đường Cầu Đỏ - Túy Loan (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) đang sống trong thấp thỏm, lo lắng mỗi khi trời mưa.
-
Kinh tế tổng hợp
Đà Nẵng khởi công tuyến đường mới nối Cảng Liên Chiểu
12:29' - 08/09/2023
Sáng 8/9, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khởi công công trình Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng
13:51'
Sau hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
13:51'
Sáng 17/7, Kỳ họp thứ 29 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 hoàn tất các thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm và bầu bổ sung nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh có khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong năm 2025
13:50'
Ngày 17/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng nhằm đạt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong phân bổ nguồn lực
13:49'
Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính và các tập đoàn, tổng công ty, lấy ý kiến vào 3 dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật số 68/2025/QH15.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nhiệm vụ ngành xây dựng và giao thông trong kỷ nguyên chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
13:12'
Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Bộ Xây dựng lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tiếp tục thông tin bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, nhân dân
13:12'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo TTXVN phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mặt trận tư tưởng của Đảng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai xác định giải ngân vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng 2 con số
12:44'
Giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay của Đồng Nai để cùng các ngành, các địa phương đạt mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đạt hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nhà thầu đẩy nhanh dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
12:39'
Nhằm đảm bảo tiến độ dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, chủ đầu tư đang hỗ trợ nhà thầu tháo gỡ vướng mắc trong thi công, cam kết giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư theo từng giai đoạn dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
3 lộ trình tránh ùn tắc khi cao tốc Long Thành - Dầu Giây sửa chữa
12:38'
Để tránh tình trạng ùn tắc kéo dài trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Công an tỉnh Đồng Nai thông báo 3 lộ trình di chuyển để phương tiện lưu thông.