Đà Nẵng tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp
Sáng 24/9, Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp để lắng nghe các ý kiến, đề xuất và tìm cách tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp, nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế của thành phố trong thời gian tới.
Hội nghị có sự tham gia trực tiếp của 150 đại diện các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và hàng trăm khách mời trực tuyến. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã chủ trì hội nghị. Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, những kết quả tích cực đạt được trong chống dịch vừa qua của thành phố có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Lãnh đạo thành phố ghi nhận và cảm ơn các doanh nghiệp đã thấu hiểu, chia sẻ và “đồng cam cộng khổ” cùng chính quyền, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch. Việc triển khai các mô hình “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến” đã gây gia tăng chi phí và phát sinh nhiều vấn đề trong vận hành. Nhưng, hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động xây dựng phương án thích nghi với bối cảnh dịch bệnh và phù hợp với tình hình thực tế. Chính sự nỗ lực của các doanh nghiệp đã giúp thành phố đảm bảo “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã liên tục triển khai các phương án giãn cách nghiêm ngặt, tuy thành công ban đầu về khống chế dịch bệnh, nhưng các biện pháp mạnh nhằm khống chế dịch bệnh đã tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.Lũy kế 9 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố ước giảm 4,16%; nguồn thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 69,1% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí giải thể.
Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, chính quyền thành phố đã tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi thẩm quyền cho phép để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Mặc dù vậy, nhiều giải pháp khi triển khai trong thực tế vẫn còn lúng túng, gây không ít trở ngại cho doanh nghiệp.
Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến tâm huyết, đề xuất các giải pháp thiết thực cho chính quyền thành phố Đà Nẵng về những lĩnh vực như: đẩy nhanh tiêm phủ vaccine cho người lao động; tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách về ưu đãi tín dụng, giãn nợ, giảm thuế và tiền thuê đất; cần đơn giản hóa thủ tục ra – vào thành phố. Đồng thời, đồng bộ các phần mềm, ứng dụng quản lý về kiểm soát dịch bệnh...
Bà Lê Thị Nam Phương, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố Đà Nẵng cho rằng, chính quyền thành phố cần đẩy nhanh việc tiêm chủng cho người lao động và toàn dân kể cả trẻ nhỏ. Cùng đó, nâng cao năng lực điều trị COVID-19 sẵn sàng cho giai đoạn mới đó là giai đoạn khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn. Các chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng, vay ưu đãi, vay không thế chấp cần được triển khai sát thực tế hơn để đến được với các doanh nghiệp. Ngoài ra, có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 và không điều chỉnh tăng giá đất trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần xây dựng các kịch bản phòng chống dịch cho giai đoạn mới; quy định cụ thể việc xử lý ca F0 trong nhà máy, doanh nghiệp, cộng đồng để đảm bảo an toàn và duy trì sản xuất.Ông Dương Tiến Lâm, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam tại Đà Nẵng cho rằng, việc xin phép ra vào thành phố khá phức tạp. Doanh nghiệp lúng túng trong việc xin phép ra, vào thành phố. Doanh nghiệp trực tiếp đến phường nộp đơn họ không được giải quyết. Ông Lâm đề xuất, việc xin phép ra, vào thành phố cũng cần được thực hiện online và đơn giản để tránh chồng chéo với những quy định khác.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định: Trong thời gian tới, thành phố sẽ mở lại nhiều hoạt động sinh hoạt, sản xuất, theo hướng tiếp tục nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, và nhiều khó khăn vướng mắc hiện nay sẽ được tháo gỡ. Trong tháng 10/2021, lãnh đạo thành phố cam kết đảm bảo tiêm vaccine mũi 1 cho 100% người dân thành phố trong độ tuổi cho phép, đến cuối năm tiêm đủ 2 mũi. Đồng thời, hỗ trợ 50% chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp theo kế hoạch xét nghiệm. Việc chuyển đổi số sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và lãnh đạo thành phố cam kết chịu trách nhiệm về thuận lợi hóa thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy đoàn kết, tự lực tự cường, chủ động xây dựng phương án phục hồi sản xuất, tương ứng phương án phòng chống dịch của thành phố./.Tin liên quan
-
Lịch cắt điện
Lịch cắt điện Đà Nẵng ngày mai 25/9 cập nhật mới nhất
10:28' - 24/09/2021
Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các quận, huyện tại Đà Nẵng ngày mai 25/9.
-
Dự báo thời tiết
Đêm 23/9, áp thấp nhiệt đới đi vào vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Định
12:49' - 23/09/2021
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng dự kiến mở lại Chợ đầu mối Hòa Cường vào cuối tháng 9
19:52' - 22/09/2021
Chiều 22/9, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng họp bàn về các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.
-
Kinh tế & Xã hội
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu kiểm tra việc cấp giấy đi đường cho công nhân xây dựng
20:48' - 21/09/2021
Chiều 21/9, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã chỉ đạo kiểm tra lại việc cấp giấy đi đường cho công nhân xây dựng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng tiêm vaccine phòng COVID-19 trong ngày đạt số lượng kỷ lục
20:01' - 17/09/2021
Trong ngày 17/9, các địa phương, đơn vị ở thành phố Đà Nẵng đã nâng cao công suất tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt số lượng tiêm kỷ lục với hơn 54.000 liều, đạt số lượng kỷ lục ngoài dự kiến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.