Đa phần người dân Bỉ đã quen với thanh toán không tiếp xúc
Theo kết quả khảo sát do các tổ chức thẻ tín dụng ở Bỉ như Công ty thẻ thanh toán không tiếp xúc (Bancontact Payconiq Company), Liên đoàn các tổ chức tài chính (Febelfin), các công ty thẻ Mastercard, Visa và Wordline phối hợp với Đại học Tự do Brussels (ULB) thực hiện, chỉ có 13% người Bỉ vẫn thích thanh toán bằng tiền mặt.
Kết quả này cho thấy một sự chuyển đổi lớn sang kỹ thuật số, với 70% người được hỏi cho biết họ đã quen với thanh toán không tiếp xúc.
Nghiên cứu đã xem xét thói quen và sở thích thanh toán của người Bỉ. Theo đó, đại dịch COVID-19 đã khiến thanh toán không tiếp xúc trở nên phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi. Bảy trong số 10 người được hỏi nói rằng họ quen thuộc với phương thức thanh toán này vào năm 2021, trong khi tỷ lệ này chỉ là 47% vào năm 2020 và 1/3 vào năm 2019.Đặc biệt, phương thức thanh toán không tiếp xúc hấp dẫn những người 65-74 tuổi. 76% trong số họ đã sử dụng cách thanh toán này ít nhất một lần vào năm 2021, so với chỉ 36% một năm trước đó.
Theo Febelfin, trong số tất cả những người đã thanh toán ít nhất một lần bằng thẻ không tiếp xúc, nhóm tuổi cao nhất cho thấy quen thuộc với hệ thống này hơn là nhóm thanh niên (16-24 tuổi). Thẻ không tiếp xúc là phương tiện thanh toán ưa thích của 36% người được hỏi (so với 16% vào năm 2020), trong khi 37% vẫn thích cắm thẻ của họ vào thiết bị đầu cuối (so với 60% một năm trước). Thanh toán bằng điện thoại thông minh tại các cửa hàng cũng đang trở nên phổ biến, nhưng ở mức độ thấp hơn.Trong số những người được hỏi, 35% cho biết đã thanh toán ít nhất một lần bằng điện thoại của họ, so với 30% vào năm 2020. Phương thức thanh toán này thu hút đặc biệt giới trẻ từ 16-24 tuổi, nó thậm chí còn trở thành phương thức thanh toán ưa thích của 25% trong số họ.
Tính mọi lứa tuổi, cứ 10 người Bỉ thì có 4 người cảm thấy thoải mái khi thanh toán bằng điện thoại thông minh khi đi mua hàng. 1/3 số người chưa sử dụng điện thoại để mua hàng cho biết sẽ áp dụng phương thức thanh toán này trong tương lai.Chỉ còn từ 13%-16% người được hỏi thích thanh toán bằng tiền mặt. Sự suy giảm phổ biến của phương thức thanh toán này được ghi nhận nhiều nhất ở những người trẻ nhất và già nhất. Những người 65-74 tuổi thích thanh toán dùng thẻ không tiếp xúc hơn, trong đó chỉ có 9% thích thanh toán bằng tiền mặt.
Đối với Febelfin, điều này có thể được giải thích bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe, người già nhất dễ bị virus tấn công hơn nên họ bắt đầu tránh tiền mặt.
Hiện nay, người Bỉ đi chơi với ít tiền mặt hơn trong túi. 6% số người được hỏi cho biết không bao giờ mang theo tiền mặt và 42% không có nhiều hơn 20 euro (tương đương khoảng 24,31 USD).Trung bình, trong ví của người Bỉ có 55,60 euro tiền mặt vào năm 2021, so với 61,20 euro trước đại dịch. Số lượng thanh toán bằng tiền mặt đã giảm 39% trong một năm./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Thanh toán không tiếp xúc của Visa tăng trưởng mạnh
16:22' - 03/08/2020
Trong 6 tháng đầu năm 2020, giao dịch không tiếp xúc của Visa đã tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị giao dịch không tiếp xúc của Visa tăng hơn 600% so với cùng kỳ.
-
Chứng khoán
Vietbank “bắt tay” với NAPAS triển khai ứng dụng thanh toán giao thông không tiếp xúc
21:44' - 26/05/2020
Ngày 26/5, tại Tp.Hồ Chí Minh, Vietbank cùng Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) ký thỏa thuận hợp tác triển khai thanh toán giao thông ứng dụng tiêu chuẩn VCCS.
-
Kinh tế tổng hợp
Mô hình kinh tế “không tiếp xúc” lên ngôi thời dịch COVID-19
10:49' - 19/03/2020
Xu hướng “giữ khoảng cách với người khác” để tránh lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn ra với nhiều hình thức khác nhau trong xã hội Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Kinh tế 6 tháng: Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40'
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10'
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.