Đà phục hồi mạnh mẽ ở châu Á đang đẩy giá LNG tăng cao kỷ lục
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á tăng cao kỷ lục đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với những người dùng năng lượng công nghiệp ở khu “bờ biển phía Đông” Trung Quốc (nơi sở hữu hệ thống đường ống dự trữ LNG lớn nhất khu vực) trong bối cảnh giá khí đốt nội địa Australia dự báo cũng sẽ tăng gấp đôi.
Trong bài viết đăng tải trên tờ Australian Financial Review, nhà báo Angela Macdonald – Smith diễn giải nhiệt độ mùa Đông xuống thấp và nguồn cung bị thắt chặt đã khiến giá LNG giao ngay ở Bắc Á tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 năm qua, đạt 15 USD/mmBtu (triệu đơn vị nhiệt của Anh), một sự thay đổi đáng kinh ngạc so với mức dưới 2 USD của tháng 6/2020.Sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch ở các quốc gia châu Á gây ra sự tăng vọt ước tính về giá khí nhiên liệu, hay còn gọi là giá xuất xưởng (netback) của LNG ở Australia lên ngưỡng chưa từng thấy, kể từ khi cơ quan giám sát cạnh tranh Australia bắt đầu công bố giá netback vào đầu năm 2016.Tại “xứ chuột túi”, mức giá mới nhất do Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) công bố trong tuần này ước tính giá LNG netback vào tháng 2/2021 là 15,52 AUD/gigajoule (GJ), cao hơn 78% so với tháng 1/2021 và cao gấp gần 7 lần mức trung bình của tháng 7/2020. Ngược lại, giá giao ngay thiết lập cho khu “bờ biển phía Đông” là 5,30 AUD/GJ tại Sydney vào hôm 5/1.Mức giá này đã gây “tổn thương” các nhà sản xuất phụ thuộc vào khí đốt ở khu “bờ biển phía Đông”, vốn luôn hy vọng sẽ đạt được một mức giá hợp đồng hợp lý hơn cho nhiên liệu, nhưng lại giúp các nhà xuất khẩu LNG lớn của Australia như Woodside Petroleum, Santos và Origin Energy vực dậy sau những ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụt giá LNG vào năm ngoái.Nhà phân tích chuyên về năng lượng của công ty nghiên cứu Credit Suisse, Saul Kavonic, nhận định: “Với việc giá LNG giao ngay đang trải qua đợt tăng mạnh nhất trong lịch sử của ngành này, giá khí đốt tại ‘bờ biển phía Đông’ sẽ chứng kiến áp lực tăng giá từ dòng nguyên liệu đầu vào, khiến giá khí đốt trong nước của Australia cũng tăng trở lại ở mức hai con số trong năm nay”.Ông Kavonic cho rằng hàng vận chuyển (cargo) LNG đã được đấu thầu với giá 18 USD/mmBtu, tăng từ mức 2 USD/mmBtu vào sáu tháng trước, khiến cho đây trở thành đợt tăng giá LNG lớn nhất từ trước đến nay. Ông giải thích: “Giá LNG sẽ lại giảm khi mùa Đông ở Bắc Bán cầu dịu đi, nhưng trong năm 2021, giá LNG vẫn cao hơn so với năm trước”. Theo vị chuyên gia của Credit Suisse, mức giá LNG trung bình trong năm nay sẽ đạt khoảng 8 USD/mmBtu.Graeme Bethune, người đứng đầu công ty tư vấn EnergyQuest, cho biết nhiệt độ cực kỳ lạnh vào giữa mùa Đông đã góp phần làm tăng giá LNG. Bên cạnh đó việc các dự án khai thác LNG của tập đoàn Chevron thuộc dự án Gorgon nằm ở bang Tây Australia bị gián đoạn và các dự án ở Kênh đào Panama bị tắc nghẽn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá LNG thế giới.Ngoài ra, theo Tiến sĩ Bethune, tâm lý xung quanh sự cân bằng cung cầu trong tương lai cũng là một động lực, và những suy đoán về sự gián đoạn của các dự án xuất khẩu LNG khác đã khiến thị trường "hơi lơ là về phía cung".Trong khi đó, ACCC cho rằng mức tăng đột biến cực độ của LNG chỉ là tạm thời, với giá netback sẽ giảm xuống còn 11,17 AUD/GJ vào tháng 3/2021. Mặc dù vậy, giá LNG trong năm 2022 vẫn được dự đoán ở mức cao hơn gấp đôi trong hầu hết năm 2019, với nguồn cung sẽ dư thừa.Garbis Simonian, Giám đốc điều hành công ty bán buôn khí đốt Weston Energy của bang New South Wales, cho biết: “Giá khí đốt ở ‘bờ biển phía Đông’ đã ổn định trở lại trong tháng 12/2020 nhờ nhu cầu giảm trong dịp nghỉ lễ Giáng Sinh và Năm Mới”. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý việc giá LNG tại châu Á tăng đột biến gây ảnh hưởng tới giá khí đốt nội địa Australia, mặc dù vẫn chưa ước tính được chính xác mức ảnh hưởng là như thế nào.Cuối năm 2020, EnergyQuest xác nhận rằng Australia đã chính thức “soán ngôi” của Qatar, quốc gia vốn luôn đứng cao nhất trong lĩnh vực xuất khẩu LNG của thế giới trong rất nhiều năm qua, trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giớiXuất khẩu LNG của Australia trong năm 2020 đạt 78 triệu tấn, tăng so với mức 77,5 triệu tấn của năm 2019, trong đó xuất khẩu sang “bờ biển phía Đông” cũng đạt mức cao kỷ lục 22,6 triệu tấn.Ông Bethune nhận định, Australia đã từng vượt Qatar về xuất khẩu LNG của một vài tháng, nhưng đây là lần đầu tiên quốc gia này chính thức "soán ngôi vương," trở thành nhà cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới tính trung bình trong cả một năm.EnergyQuest dự đoán bất chấp việc giá khí đốt trong nước cũng sẽ gia tăng, Australia vẫn thu lãi hàng trăm tỷ AUD đóng góp vào ngân sách quốc gia và làm giàu cho các doanh nghiệp kinh doanh khai thác LNG.Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo sản lượng LNG thế giới hàng năm trong giai đoạn 2014-2020 sẽ tăng khoảng 410 tỷ m3, trong đó Mỹ, Qatar và Australia sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất, với mức tăng trưởng chiếm khoảng 90% tổng lượng tăng trên toàn cầu./.- Từ khóa :
- australia
- iea
- giá khí đốt
- năng lượng
- lng
- trung quốc
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Korea Shipbuilding giành được đơn hàng 552 triệu USD đóng tàu chở LNG
07:29' - 24/12/2020
Korea Shipbuilding & Offshore Engineering Co., tập đoàn đóng tàu hàng đầu thế giới đã giành được đơn hàng 612 tỷ won (552 triệu USD) đóng ba tàu chuyên chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
-
Hàng hoá
Australia sắp lập kỷ lục mới về sản lượng xuất khẩu LNG
08:21' - 17/12/2020
Ước tính đến hết năm 2020, sản lượng xuất khẩu LNG của Australia sẽ đạt mức kỷ lục là 78 triệu tấn.
-
Hàng hoá
Hơn 50 công ty thiết lập cơ sở lưu trữ LNG tại Singapore
14:54' - 08/09/2020
Theo Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài lập cơ sở lưu trữ khí LNG tại Singapore để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về khí đốt tại châu Á.
-
Ngân hàng
Các đối tác Nhật Bản vay hợp vốn để phát triển dự án LNG ở châu Phi
07:27' - 19/07/2020
JBIC mới đây đã thông báo về một khoản vay hợp vốn trị giá 14,4 tỷ USD với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để phát triển phát triển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Mozambique.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58'
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07'
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21'
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.