Đại dịch COVID-19 đẩy gần 5 triệu người ở Đông Nam Á vào cảnh nghèo đói
Ngày 16/3, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo cho rằng đại dịch COVID-19 đã đẩy 4,7 triệu người ở khu vực Đông Nam Á vào cảnh nghèo đói cùng cực trong năm 2021 khi mà 9,3 triệu người bị mất việc làm.
Theo ADB có trụ sở tại Manila (Philippines), khu vực Đông Nam Á đang bắt đầu phục hồi sau 2 năm trải qua đại dịch COVID-19 và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 5,1% trong năm nay khi gần 60% dân số khu vực đã tiêm chủng đủ liều cơ bản, cho phép nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, dù có những dự báo tích cực hơn cho năm 2022, nhưng ADB vẫn cho rằng tình hình kinh tế của khu vực Đông Nam Á vẫn mong manh và thu nhập nhiều hộ gia đình tiếp tục giảm.
Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa nhận định đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng thất nghiệp trên diện rộng, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và tăng mức độ nghèo đói, đặc biệt ở nhóm đối tượng là phụ nữ, lao động trẻ và người cao tuổi ở khu vực Đông Nam Á.
Những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là lao động phổ thông, những người làm việc trong lĩnh vực bán lẻ và nền kinh tế phi chính thức, cũng như những doanh nghiệp nhỏ không áp dụng công nghệ số.
Ông Asakawa khuyến khích các chính phủ trong khu vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh và sáng tạo, đồng thời áp dụng những công nghệ mới để giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế.
ADB cũng kêu gọi các chính phủ đầu tư nhiều hơn để tăng cường hệ thống y tế, cải thiện hệ thống giám sát dịch bệnh và ứng phó với các đại dịch tiềm tàng trong tương lai.
Theo báo cáo của ADB, tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á có thể tăng thêm 1,5% nếu đầu tư cho hệ thống y tế đạt khoảng 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực.
ADB khuyến nghị các quốc gia trong khu vực theo đuổi cải cách cơ cấu để nâng cao khả năng cạnh tranh như đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh, giảm bớt rào cản thương mại và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ áp dụng những công nghệ mới.
Theo ADB, các chính phủ cũng nên duy trì sự thận trọng trong việc giảm thâm hụt và nợ công, đồng thời hiện đại hóa để nâng cao hiệu quả ngành thuế.
Tuy nhiên, báo cáo của ADB cũng chỉ ra rằng khu vực vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, lãi suất toàn cầu được thắt chặt, gián đoạn chuỗi cung ứng, giá hàng hóa cao hơn và lạm phát./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Sáu thách thức đối với sự hồi sinh ngành du lịch ở Đông Nam Á
05:30' - 04/03/2022
Khu vực Đông Nam Á đang dự kiến việc đi lại bằng đường hàng không sẽ hồi phục trở lại trong nửa cuối năm nay, nhưng vẫn còn 6 thách thức chính đối với sự phục hồi của ngành du lịch trong khu vực.
-
Ý kiến và Bình luận
Indonesia có thể trở thành trung tâm sản xuất vaccine COVID-19 ở Đông Nam Á
16:30' - 24/02/2022
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra tín hiệu muốn Indonesia trở thành một trung tâm sản xuất hoặc trung chuyển vaccine COVID-19 ở Đông Nam Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
ADB phê duyệt khoản vay giúp Indonesia triển khai chương trình lưới điện
08:30' - 16/12/2021
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 600 triệu USD để hỗ trợ Công ty Điện lực Nhà nước Indonesia (PLN) trong việc tăng độ tin cậy và khả năng phục hồi của các dịch vụ điện.
-
Ngân hàng
ADB phê duyệt khoản vay 500 triệu USD giúp Indonesia khôi phục nền kinh tế
15:11' - 22/11/2021
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 500 triệu USD cho Indonesia nhằm giúp nước này phục hồi nền kinh tế sau các tác động của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC: Doanh nghiệp Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan `
14:13' - 24/05/2025
Theo một khảo sát của HSBC Holdings Plc, các doanh nghiệp Mỹ là những đối tượng đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều nước kêu gọi Mỹ cân nhắc việc áp thuế mới đối với chip bán dẫn
08:40' - 23/05/2025
Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận 206 đơn kiến nghị liên quan đến cuộc điều tra đối với chip bán dẫn, thiết bị sản xuất chip bán dẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).