Sáu thách thức đối với sự hồi sinh ngành du lịch ở Đông Nam Á
Trang mạng Trung tâm Truyền thông châu Á (asiamediacenter.orga.nz) của New Zealand ngày 1/3 đăng bài viết cho biết sau hai năm, các quốc gia trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang dần khôi phục lại các hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, triển vọng hồi sinh ngành công nghiệp không khói ở Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều thách thức. Sau đây là nội dung bài viết:
Các chính sách phức tạp về biên giới cộng với việc các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không đưa ra được một khuôn khổ thống nhất trong khu vực để công nhận chứng chỉ vaccine sẽ cản trở sự phục hồi của ngành du lịch.
Cho đến nay, Campuchia, Lào, Thái Lan và Philippines mở cửa cho khách du lịch đã tiêm ngừa COVID-19, tuy mỗi nước có các quy định nhập cảnh khác nhau.
Singapore đã khôi phục hạn ngạch số khách nhập cảnh hàng ngày đối với 24 quốc gia thuộc Hành lang đi lại cho khách đã được tiêm chủng (VLT) về mức trước khi chủng Omicron của virus SARS-CoV-2 bùng phát.
Các hạn ngạch mới sẽ được mở với Qatar, UAE, Saudi Arabia, Israel, Hong Kong (Trung Quốc) và Philippines, cùng với các thành phố của Thái Lan ngoài Bangkok. Các quy định về xét nghiệm COVID-19 của Singapore đang được nới lỏng, nhưng gánh nặng hành chính đối với khách du lịch vẫn ở mức cao.
Indonesia cam kết bỏ yêu cầu cách ly ba ngày đối với Bali, trong khi Malaysia vẫn chưa đưa ra một mốc thời gian cho việc mở cửa trở lại đất nước.
Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á đang dự kiến việc đi lại bằng đường hàng không sẽ hỗi phục trở lại trong nửa cuối năm nay, nhưng vẫn còn 6 thách thức chính đối với sự phục hồi của ngành du lịch trong khu vực.
Thách thức thứ nhất là sự can đảm các chính phủ. Làn sóng lây nhiễm biến chủng mới Omicron bắt đầu chậm ở Đông Nam Á, nhưng số ca lây nhiễm hàng ngày đang tăng nhanh.
Vào ngày 27/2, 10 quốc gia ASEAN lần đầu tiên ghi nhận tổng số 2 triệu ca nhiễm COVID-19. Các ca nhiễm mới đặc biệt cao ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore, mặc dù người ta hy vọng rằng số ca nhiễm Omicron đã gần đạt đỉnh.
Sau khi quyết định không quay trở lại với các biện pháp phong tỏa, câu hỏi hiên nay là liệu các chính phủ sẽ mở cửa sân bay một cách tự do hơn hay lại đóng cửa một lần nữa?
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines đều dựng lại rào cản đi lại vào tháng 12 năm ngoái khi biến thể Omicron được phát hiện.
Karen Yue, biên tập viên tại công ty TTG Asia, một nhà xuất bản chuyên về thương mại du lịch trong khu vực, chia sẻ: “Chúng ta vẫn cần phải tỉnh táo khi lên kế hoạch đi du lịch. Các chính phủ châu Á sẽ duy trì sự linh hoạt trong việc hạn chế tạm thời việc đi lại nếu rủi ro mới xuất hiện. Điều này có thể trở thành một tiêu chuẩn để áp dụng các hạn chế biên giới khi các nước đối mặt với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trong tương lai”.
Thách thức thứ hai là khả năng bùng phát nhu cầu du lịch không chắc chắn.
Bất chấp những bàn tán sôi nổi về “nhu cầu bị dồn nén” và “du lịch trả thù”, việc dự đoán các luồng du lịch là khó khăn.
Việc ngừng hoạt động du lịch trong hai năm của khu vực Đông Nam Á đã dẫn đến tình trạng mất việc làm trên diện rộng, doanh nghiệp đóng cửa và người dân mất kế sinh nhai. Những điều này góp phần làm giảm khả năng tài chính cho các chuyến du lịch.
Thái độ đối với đi du lịch nước ngoài cũng có thể đã thay đổi. Nỗi sợ hãi về virus vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia, và mọi người sẽ có nhận thức khác nhau về rủi ro sức khỏe khi đi du lịch.
Việc tuân thủ các quy định nhập cảnh phức tạp có thể là một rào cản. Một số du khách có thể lựa chọn không đi du lịch trong khu vực cho đến khi các yêu cầu xét nghiệm COVID-19, kê khai, theo dõi sức khỏe và tình hình cấp thị thực được ổn định.
Sự không chắc chắn về sự tăng trưởng trở lại của nhu cầu đang buộc các quốc gia phải thận trọng trong các dự báo.
Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, cơ quan tư vấn cho chính phủ, dự đoán sẽ có "5-6 triệu du khách" vào năm 2022, so với 39,9 triệu vào năm 2019.Thách thức thứ ba là đáp ứng các yêu cầu về bảo hiểm y tế.
Hầu hết các quốc gia hiện nay đều quy định mức bảo hiểm y tế tối thiểu để đáp ứng chi phí điều trị tiềm năng nếu du khách mắc COVID-19 khi đang đi du lịch.
Tuy nhiên, cần có thêm thông tin rõ ràng hơn về các thủ tục đối với khách du lịch bị nhiễm bệnh tại điểm đến và chi phí mà các hãng bảo hiểm sẽ chi trả và không chi trả.
Việc hủy chuyến sẽ xảy ra do khách du lịch mắc COVID-19 ngay trước chuyến đi hoặc bị nhiễm bệnh khi đang đi nghỉ khiến việc trở về nước bị trì hoãn. Trường hợp sau là một nỗi lo đặc biệt đối với những người đi nghỉ, vì họ sẽ phải chịu thêm nhiều chi phí khi ở nước ngoài.
Thách thức thứ tư là sự vắng mặt của Trung Quốc.
Các hội đồng du lịch đang đối mặt với một thực tế rõ ràng là khách du lịch Trung Quốc sẽ không trở lại sớm. Điều này luôn đồng nghĩa với việc mất thị trường khách du lịch số một.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, 10 quốc gia ASEAN đã đón 32,3 triệu lượt khách từ Trung Quốc, chiếm 22,5% tổng lượng khách đến khu vực. Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, vì Trung Quốc đóng góp gần 11 triệu lượt khách vào năm 2019.
Mặt khác, bản tin giám sát thị trường du lịch Trung Quốc tháng 1/2022 cho thấy 60% du khách Trung Quốc chỉ dự định đi du lịch nước ngoài khi “du lịch quốc tế đã trở lại an toàn trong một vài tháng”.
Việc chuyển sang các thị trường thay thế cũng rất khó. Thái Lan và Bali đang đón nhận ngày càng nhiều du khách Nga, nhưng liệu điều này có thành công trong những tuần và tháng tới?
Thách thức thứ năm là các hãng hàng không đối mặt với áp lực chi phí.
Khi du lịch quay trở lại, các hãng hàng không sẽ thu hút hành khách trở lại máy bay bằng việc giảm giá vé máy bay.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế toàn cầu khiến đây trở thành một chiến thuật rủi ro.Các hãng hàng không đã phải chịu các khoản lỗ nặng nề trong hai năm qua trong khi chi phí nhiên liệu máy bay tăng cao hạn chế đòn bẩy định giá của họ cũng như phạm vi các chuyến bay mà họ có đủ khả năng hoạt động.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), giá nhiên liệu máy bay phản lực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 8,1% vào tháng trước và tăng 62,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Ngoài ra, những cú sốc nhiên liệu khác cũng sắp xảy ra. Shukor Yusof, Người sáng lập Endau Analytics, một công ty tư vấn hàng không có trụ sở tại Malaysia, cho biết: “Giá nhiên liệu sẽ tăng vọt khi căng thẳng nổ ra ở Ukraine. Hơn nữa, nhiều hãng hàng không đã không dự phòng nhiên liệu trong thời kỳ đại dịch vì hầu hết các máy bay của họ không thể cất cánh”.
Một điểm áp lực quan trọng khác là chi phí vay vốn được cho là sẽ tăng.
Ông Yusof nói: “Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã chỉ ra ít nhất 3-4 lần tăng lãi suất vào năm 2022. Lợi nhuận của các hãng hàng không sẽ tiếp tục ì ạch và không đảm bảo hòa vốn. Ngay cả khi nhu cầu du lịch bị dồn nén, sẽ có ít người đi du lịch hơn. Sự phá hủy nhu cầu do COVID-19 gây ra là lâu dài”.
Thách thức thứ sáu là châu Âu và Australia đã quay trở lại bản đồ du lịch.
Do các quy định phức tạp về du lịch ở Đông Nam Á có thể sẽ được duy trì trong những tháng tới, các chuyến du lịch mùa Hè đến châu Âu sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Năm 2019, Hàn Quốc là nguồn khách lớn thứ ba đến Đông Nam Á, nhưng mùa Hè năm 2022 có thể chứng kiến kịch bản tương tự như năm 2021.
Tiến sỹ Jaeyeon Choe, một chuyên gia nghiên cứu du lịch tại Đại học Swansea cho biết: “Mùa Hè năm ngoái, người Hàn Quốc đã thực hiện các chuyến đi đường dài đến Pháp, Cộng hòa Czech, Thụy Sỹ, Italy và Tây Ban Nha. Họ chọn châu Âu vì không có bất kỳ hạn chế nào để nhập cảnh và đi lại”.
Người Singapore có thể tiếp bước người Hàn Quốc. Singapore đã có các thỏa thuận VTL với Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Anh, và việc đặt phòng cho gia đình cho kỳ nghỉ Hè này dự kiến sẽ tăng mạnh.
Mặt khác, khách du lịch Đông Nam Á yêu thích Australia và nước này sẽ đứng đầu nhiều danh sách điểm đến vào năm 2022 nếu các hãng hàng không có thể cung cấp giá vé cạnh tranh.
Đây rõ ràng là một tin tốt đối với Australia và châu Âu, nhưng việc du khách bỏ qua khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục làm giảm nhu cầu du lịch trong khu vực vào thời điểm các nước Đông Nam Á đang cần điều này nhất để thúc đẩy sự phục hồi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mở cửa du lịch đón khách quốc tế đang vướng nhiều rào cản thủ tục
15:56' - 03/03/2022
Việt Nam mở cửa du lịch đang vướng nhiều rào cản về thủ tục xuất nhập cảnh, quy định phòng, chống dịch COVID-19 dẫn đến không chỉ thu hút khách đã khó mà việc đón khách càng khó hơn.
-
DN cần biết
Thái Lan sẽ "hút" khách du lịch chặng ngắn
10:31' - 03/03/2022
Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đặt mục tiêu thu hút ít nhất 1,5 triệu khách du lịch chặng ngắn để bù đắp cho thị trường Trung Quốc bằng cách hợp tác với các hãng hàng không để thúc đẩy nhu cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thiên đường du lịch Caribe khẳng định vị thế
14:00' - 27/02/2022
Nền tảng du lịch lớn nhất thế giới Tripadvisor với hơn 96 triệu thành viên vừa công bố danh sách 10 bãi biển đẹp nhất hành tinh do du khách bình chọn, hầu hết đều thuộc khu vực Caribe và Mỹ Latinh.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch nông nghiệp tại Australia bùng nổ trong đại dịch COVID-19
14:40' - 25/02/2022
Trong 2 năm đại dịch, du lịch nông nghiệp đã bùng nổ tại Australia, với một số cơ sở kinh doanh loại hình du lịch này có doanh thu tăng 250% từ dịch vụ lưu trú tại trang trại, quán cà phê nông trại.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Các Big Tech trước sóng gió pháp lý
05:30' - 22/04/2025
Nền tảng tìm kiếm trực tuyến Google vừa phải hứng chịu một thất bại pháp lý quan trọng tại Mỹ, liên quan tới vụ kiện chống độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.