Đại dịch COVID-19 tái hiện đại dịch cúm 1918
Đây là hai thời điểm thế giới bùng phát đại dịch chết người, một là dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và dịch cúm Tây Ban Nha.
Năm 1918, không ai được tiêm vaccine phòng bệnh, điều trị hay chữa khỏi bệnh cúm khi đại dịch tàn phá thế giới và cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người. Tại thời điểm này, không một ai biết tới sự tồn tại của virus corona.
Trong khi đó, khoa học hiện đại ngày nay đã nhanh chóng xác định được chủng virus corona mới, lập bản đồ mã di truyền và phát triển các bộ xét nghiệm chẩn đoán... Điều đó đã mang lại cho loài người nhiều cơ hội để hạn chế tổn thất.
Nhưng những cách để tránh bị nhiễm bệnh và phải làm gì khi bị bệnh thì ít thay đổi.
Ông John M.Barry - tác giả của cuốn sách "Đại dịch cúm" - cho rằng giống như COVID-19, đại dịch năm 1918 có nguồn gốc từ một loại virus đường hô hấp lây truyền từ động vật sang người theo cách tương tự và có bệnh lý tương tự.Giãn cách xã hội, rửa tay và mang khẩu trang là biện pháp phòng chống dịch bệnh tại thời điểm đó và cả trong dịch COVID-19 hiện tại.
Những chỉ dẫn y tế trong đại dịch 1918 vẫn hiệu lực cho đến ngày nay: đó là khi mắc bệnh, bạn hãy ở nhà, nghỉ ngơi trên giường, giữ ấm, uống nước nóng và ở yên trong nhà cho đến khi các triệu chứng qua đi.
Đây là khuyến nghị của bác sĩ John Dill Robertson - Ủy viên y tế tại Chicago, Mỹ vào năm 1918.
Ông cũng đưa ra lời khuyên người bệnh cần tiếp tục cẩn trọng trước nguy cơ biến chứng do viêm phổi và một số loại bệnh khác sau khi hết cúm.
Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa chủng virus năm 1918 và chủng virus 2020. Cúm Tây Ban Nha đặc biệt nguy hiểm đối với những người khỏe mạnh từ 20 đến 40 tuổi.
Theo mô tả của ông Barry, khi bị virus xâm nhập cơ thể, các kháng thể của người bệnh bám đuổi chúng và hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ tung mọi vũ khí để đối phó với chúng. "Chiến trường" của trận chiến này là hai lá phổi.
Trong khi đó, đối tượng tấn công của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 phần lớn là người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.
Và hầu hết các nước sau khi dịch bệnh bùng phát cũng đã nhanh chóng công bố các quy định giãn cách xã hội, phong tỏa biên giới, đóng cửa trường học, cơ sở kinh doanh và tạm dừng các hoạt động kinh tế để khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Ước tính có khoảng 675.000 người Mỹ đã chết trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, được cho là đã lây nhiễm tới 30% dân số toàn cầu.
Trong khi đó, sau khi dịch COVID-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến nay đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và khiến khoảng 3,6 triệu người nhiễm bệnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Số ca tử vong vì COVID-19 tại Anh cao nhất châu Âu
17:42' - 05/05/2020
Ngày 5/5, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh thông báo đã có hơn 32.000 người tử vong do mắc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này, mức cao nhất được ghi nhận tại châu Âu.
-
Kinh tế tổng hợp
Cập nhật mới nhất COVID-19 thế giới sáng 5/5: Ca tử vong vượt 250.000 người
08:09' - 05/05/2020
Cập nhật mới nhất COVID-19 thế giới sáng 5/5, ca tử vong trên toàn cầu vượt 250.000 người. Số ca tử vong mới trong ngày ở Mỹ thấp nhất trong 1 tháng qua.
-
Kinh tế tổng hợp
Châu Âu gây quỹ 8 tỷ USD cho nghiên cứu vaccine chống COVID-19
07:29' - 05/05/2020
Chủ tịch EC chủ trì hội nghị trực tuyến với các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức từ thiện để gây quỹ 7,5 tỷ euro (khoảng 8,23 tỷ USD) cho nghiên cứu vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.