Đại diện 40 quốc gia nhóm họp tại Đức về chống biến đổi khí hậu
Phát biểu tại cuộc họp, Đặc phái viên về khí hậu của Đức, bà Jennifer Morgan, cho biết nhiều nước nghèo nhất và dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện đang hứng chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Bà nhấn mạnh: “Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hỗ trợ họ thích ứng với những tác động này khi họ gặp phải những tổn thất và thiệt hại thực sự. Chúng ta cũng cần phải thể hiện sự đoàn kết hơn nữa”.
Các nước đang phát triển vẫn đang chờ các nước giàu có viện trợ 100 tỷ USD/năm để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là mục tiêu mà các nước đang phát triển từng dự kiến đạt được trước năm 2020.Tuy nhiên, những nước phát thải lớn trên thế giới lâu nay phản đối ý kiến cho rằng họ phải bồi thường những thiệt hại mà họ đã gây ra cho hành tinh do phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Về phần mình, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) tại Glasgow (Vương quốc Anh), ông Alok Sharma, cho biết nhiều khu vực của châu Âu đang hứng chịu nắng nóng như thiêu đốt và đây cũng là tình cảnh chung của hàng triệu người trên khắp thế giới. Theo đó, quan chức Anh kêu gọi các đặc phái viên cần đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Tương tự, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tuyên bố: “Vào những thời điểm bấp bênh này, chúng ta có trách nhiệm là phải hành động khẩn trương để đảm bảo rằng hành động vì khí hậu vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc tế và thực trạng hiện nay không được xem là lý do để lùi bước hoặc từ bỏ những cam kết trước đây, đặc biệt là những cam kết liên quan đến việc hỗ trợ các nước đang phát triển”. Trong khuôn khổ hội nghị diễn ra hai ngày tại Berlin, các phiên thảo luận kín được tổ chức, trong đó các chuyên gia sẽ trình bày trước các bộ trưởng về hậu quả của biến đổi khí hậu, sau đó chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận và lắng nghe nhau với hy vọng xây dựng lòng tin.Các nhà tổ chức coi sự kiện này là cơ hội để các quốc gia giàu và nghèo xây dựng lại lòng tin trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu năm 2022 (COP27) tại Ai Cập vào tháng 11/2022, sau khi các cuộc thảo luận về kỹ thuật hồi tháng trước đạt được ít tiến triển về những vấn đề quan trọng như viện trợ cho những nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Biến đổi khí hậu là vấn đề khách quan, mang tính toàn cầu, toàn dân
15:43' - 14/07/2022
Thủ tướng nêu rõ, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thư ký LHQ đánh giá cao Việt Nam trong các cam kết về biến đổi khí hậu
08:02' - 08/07/2022
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đánh giá cao cam kết mạnh mẽ và hành động khẩn trương của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ gặp trở ngại lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
10:22' - 01/07/2022
Ngày 30/6, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết rằng Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) không được ban hành những quy định có ảnh hưởng sâu rộng nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nhà máy điện.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2022
10:53' - 29/06/2022
Hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng gay gắt, mưa lớn bất thường xảy ra trên thế giới từ đầu năm đến nay, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.