Đại diện Trung Quốc trúng cử ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển
Ngày 24/8, 166 quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã cùng lúc có mặt tại phòng họp Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ để tham dự Hội nghị lần thứ 30 của Công ước (SPLOS) và bỏ phiếu kín bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020-2029.
Theo phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ), kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của Cameroon, Trung Quốc, Chile, Malta, Italy và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên, trong đó ứng cử viên của Malta đạt số phiếu cao nhất, 160/166 phiếu.
Dự kiến ngày 25/8 (theo giờ bờ Đông nước Mỹ), hội nghị sẽ phải bỏ phiếu vòng hai để chọn một trong hai ứng cử viên của Brazil và Jamaica cho 1 vị trí còn lại của nhóm Mỹ Latinh và Caribe.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, phòng họp ĐHĐ LHQ được sử dụng để họp trực tiếp.
Cuộc họp diễn ra trong các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của các đại biểu. Mỗi nước chỉ cử một đại diện đến dự họp.
Các đại biểu đến Trụ sở LHQ theo các khung giờ định sẵn cho mỗi nhóm nước và được yêu cầu không tiếp xúc gần nhau, luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét trong suốt quá trình ở trong Trụ sở LHQ.
Các đại biểu lần lượt bỏ phiếu theo thứ tự tên nước và rời Trụ sở LHQ ngay sau khi hoàn thành việc bỏ phiếu.
Hồi tháng 6, LHQ đã tổ chức bầu cử các thành viên Hội đồng Bảo an và Hội đồng Kinh tế - Xã hội, nhưng hạn chế số lượng các đại biểu có mặt cùng lúc trong phòng họp.
Cuộc họp lần này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh LHQ đang thử nghiệm, kiểm tra các cách thức tiến hành các cuộc họp lớn, làm căn cứ quyết định các hình thức họp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.
Tháng 9/2020 là tháng cao điểm của LHQ với hàng loạt cuộc họp cấp cao định kỳ hàng năm, tiêu biểu là Phiên thảo luận chung Khóa 75 ĐHĐ LHQ, Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ và nhiều sự kiện quan trọng khác.
Từ tháng 10 đến tháng 11, các Ủy ban chính của ĐHĐ LHQ sẽ họp định kỳ để thảo luận trên 1.170 đề mục trong Chương trình nghị sự và thông qua hàng trăm nghị quyết, quyết định.
ITLOS được thành lập theo UNCLOS, gồm 21 thành viên do các nước thành viên Công ước bầu ra. Theo kế hoạch, nhiệm kỳ của 7 thẩm phán đương nhiệm sẽ hết hạn vào ngày 30/9 tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ tái khẳng định phản đối các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
13:43' - 05/08/2020
Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền trước những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Australia: Các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải theo luật pháp quốc tế
14:26' - 29/07/2020
Mỹ và Australia khẳng định phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye là quyết định cuối cùng và các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tái khẳng định lập trường đối thoại trong vấn đề Biển Đông
07:58' - 21/07/2020
Malaysia kiên định lập trường rằng vấn đề Biển Đông phải được giải quyết theo cách hòa bình và hợp lý thông qua đối thoại và tham vấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Nhiều thách thức để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
13:32'
Ông Dan Wicklum, đồng Chủ tịch Cơ quan tư vấn Net Zero (NZAB) cho rằng Chính phủ Canada cần triển khai một loạt chính sách công nghiệp để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 vượt kỳ vọng của các nhà kinh tế
11:32'
Theo thông tin từ Bộ Thương Mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 là 2,9 %, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của quý III/2022 là 3,2 %.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật liên quan kho dự trữ dầu quốc gia
08:01'
Ngày 27/1, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật hạn chế quyền của tổng thống trong việc mở kho dầu dự trữ khẩn cấp quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động tích cực của việc Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới đối với du lịch ASEAN
18:27' - 27/01/2023
Malaysia, Singapore và Philippines sẽ là những nước hưởng lợi ít hơn từ chiến dịch kích cầu du lịch của Trung Quốc so với Thái Lan, trong số các nước ASEAN-6.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan duy trì triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023
15:49' - 27/01/2023
Sự phục hồi trong ngành du lịch và nhu cầu nội địa là những yếu tố khiến Thái Lan dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 3,8%, mặc dù xuất khẩu dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều công ty điện của Nhật Bản tìm cách tăng giá
07:51' - 27/01/2023
Bảy trong số 10 công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản đã nộp đơn lên bộ ngành liên quan để tăng giá điện theo quy định cho các hộ gia đình, vốn cần có sự chấp thuận của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga
07:49' - 27/01/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Mỹ ngày 26/1 đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các thực thể và cá nhân Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Canada áp dụng chính sách tài chính thận trọng
08:53' - 26/01/2023
Bộ trưởng Tài chính Canada cho biết ngân sách năm 2023 của chính phủ nước này sẽ ưu tiên chi tiêu cho chăm sóc y tế và chuyển đổi năng lượng xanh
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ban hành cảnh báo về đợt lạnh trên toàn quốc
12:53' - 25/01/2023
Cơ quan Khí tượng quốc gia Hàn Quốc (KMA) ngày 25/1 đã ban hành các cảnh báo về đợt thời tiết lạnh giá trên khắp cả nước trong bối cảnh nước này đang hứng chịu thời tiết lạnh nhất trong năm.