Đại sứ một số nước Trung Đông và châu Phi kỳ vọng vào hợp tác kinh tế với Việt Nam
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN bên lề Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông và châu Phi năm 2019” diễn ra trong hai ngày 9-10/9 tại Hà Nội, đại sứ các nước đánh giá cao quan hệ hợp tác với Việt Nam và tin tưởng tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời tới.
Đại sứ Ai Cập Mahmoud Hasan Nayel cho biết thương mại giữa hai nước có thể đã tăng 100% trong ba năm qua, riêng tốc độ tăng trưởng năm 2018 đạt 25%. Việt Nam và Ai Cập có mô hình phát triển rất tương đồng, cùng chú trọng khuyến khích xuất khẩu và điều quan trọng là lợi nhuận có được trong quan hệ thương mại. Về đầu tư, ông cho biết, Ai Cập có những khu kinh tế lớn đang thu hút đầu tư của Việt Nam. Về chính sách hỗ trợ của Chính phủ Ai Cập cho các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư tại Ai Cập, ông cho biết Ai Cập ủng hộ thương mại tự do và là một trong những thành viên đầu tiên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ai Cập tạo cơ hội bình đẳng cho nhà đầu tư đến từ tất cả các nước, đặc biệt là Việt Nam. Chính phủ nước này sẽ làm những gì có thể và ông hy vọng sẽ có thêm các biện pháp mới được thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông hy vọng sẽ có thêm các làn sóng doanh nghiệp Việt Nam đến kinh doanh tại Ai Cập.Trong khi đó, Đại sứ Tanzania, Mbewa Brighton Kairuki, cho rằng Tanzania và Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc mở rộng hợp tác trong thời gian tới trong các lĩnh vực khác ngoài viễn thông, chẳng hạn như dệt may. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng các nhà máy tại Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu.
Đánh giá về đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam đang có hoạt động tại Tanzania, ông cho biết, Tanzania là một trong số ít những quốc gia mà doanh nghiệp Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đang đầu tư. Viettel không chỉ đang tạo ra việc làm cho 3.000 người; trong đó có 1.000 lao động trực tiếp, mà còn mở rộng mạng lưới viễn thông ở Tanzania. Bên cạnh đầu tư, Việt Nam cũng đang là nhà nhập khẩu hàng đầu các sản phẩm của Tanzania. Nông dân Tazania đang được hưởng lợi từ các doanh nghiệp Việt Nam.Cũng nói về tiềm năng hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam, Đại sứ Cộng hòa Yemen Adel Mohamed Ali Ba Hamid nhấn mạnh Việt Nam là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Yemen tại châu Á và cho rằng Việt Nam sẽ vươn lên vị trí số một trong 5 năm tới.
Ông cũng cho biết, hiện có nhiều dự án hợp tác đang được triển khai giữa hai nước. Vào tháng 10 tới, một hội thảo về hợp tác thương mại với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp hai bên sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, các phái đoàn hai nước cũng sẽ thảo luận các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dầu khí./.- Từ khóa :
- Trung Đông
- châu Phi
- tiềm năng hợp tác
- kinh tế
- thương mại
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Trung Đông-châu Phi
20:02' - 09/09/2019
Các bộ, ngành cần có những chính sách tương đối cụ thể hơn nữa; trong đó, bao gồm cả chính sách cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài như thị trường các nước Trung Đông-châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ cấu mặt hàng XNK giữa Việt Nam với Trung Đông – châu Phi bổ sung cho nhau
17:26' - 09/09/2019
Chiều 9/9 tại Hà Nội, phiên họp Hợp tác Kinh tế của hội nghị “Gặp gỡ Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi đã chính thức diễn ra, với phần chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa quan hệ Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi phát triển sâu sắc, hiệu quả
16:34' - 09/09/2019
Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ thương mại tự do với gần 60 nước thông qua 16 hiệp định thương mại tự do, đồng thời là thành viên tích cực có trách nhiệm tại các cơ chế khu vực và quốc tế quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ
13:59'
Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
12:58'
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm khu vực trung tâm của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ các hạng mục quan trọng cao tốc Bắc - Nam
12:55'
Thời tiết thuận lợi nên các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Phú Yên đang bước vào giai đoạn thi công cao điểm, đẩy nhanh tiến độ các hạng mục quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân: Tâm thế bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới
12:54'
Các doanh nghiệp Việt Nam hy vọng bài viết của Tổng Bí thư sẽ là động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, vững tâm thế để bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới.