Đại sứ Phạm Sanh Châu: Việt Nam thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ấn Độ lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt Ấn Độ-ASEAN (SAIFMM) sẽ diễn ra ngày 16-17/6 tại thủ đô New Delhi.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu về quan hệ giữa ASEAN - Ấn Độ nói chung và quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ nói riêng.
Phóng viên: Thưa Đại sứ, trong ngày 16/6 sẽ diễn ra Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ tại New Delhi, xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của sự kiện này?
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Trước tiên, phải khẳng định rằng quan hệ giữa Ấn Độ và 10 nước ASEAN là rất tốt đẹp bởi Ấn Độ thực hiện chính sách Hành động hướng Đông và chính sách Những nước láng giềng gần gũi, và ASEAN đều nằm trong cả hai tiêu chí chính sách trên. Vì vậy Ấn Độ đã dành ưu tiên đặc biệt đối với ASEAN.
Năm nay kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ, do đó Chính phủ Ấn Độ đã đề xuất và được các nước ASEAN đồng ý tổ chức hội nghị đặc biệt giữa hai bên.
Việc Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước ASEAN đến Ấn Độ để dự hội nghị này, qua đó kiểm điểm lại tình hình hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ, thể hiện quan tâm mong muốn thúc đẩy quan hệ của cả hai bên Ấn Độ và ASEAN. Cách đây 4 năm, 10 nguyên thủ của ASEAN cũng đã đến dự ngày Quốc khánh của Ấn Độ.
Điều này thể hiện sự cam kết rất lớn của chính các nước ASEAN. 4 năm sau, 10 nhà lãnh đạo ngoại giao hàng đầu của các nước ASEAN quay lại New Delhi, thể hiện các nước ASEAN rất coi trọng Ấn Độ. Điều thứ hai chúng ta nhận thấy rằng đây là thời điểm bước ngoặt trong quan hệ ASEAN-Ấn Độ.
Vì vậy, các nước quyết định nhân dịp này, ngoài việc kiểm điểm lại tình hình hợp tác, các nước sẽ tìm kiếm những điểm đột phá mới trong thời gian tới. Singapore, với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN - Ấn Độ sẽ đề xuất những kế hoạch hoạt động mới. Tôi tin tưởng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp.
Phóng viên: Xin Đại sứ đánh giá về thành quả của quan hệ giữa ASEAN - Ấn Độ trong 30 năm qua?
Đại sứ Phạm Sanh Châu: ASEAN có mối quan hệ đối thoại với rất nhiều nước, trong đó có 8 nước chính. Ấn Độ là đối tác rất quan trọng. Nhìn lại lịch sử quan hệ 30 năm qua, chúng ta thấy có rất nhiều tiến bộ. Mặc dù không phải được hoàn toàn như kỳ vọng của hai bên nhưng quan hệ đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Đầu tiên là quan hệ về kinh tế, thương mại giữa ASEAN-Ấn Độ đã tiến triển rất nhanh. Lấy ví dụ của Việt Nam, từ năm 2000, giao dịch thương mại song phương Việt - Ấn chỉ đạt khoảng 200 triệu USD song đến nay con số này đã lên tới gần 13 tỷ USD. Các nước khác cũng như vậy.
Điểm thứ hai là về an ninh chính trị. Hai bên có khá nhiều tương đồng quan điểm trên các vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là vấn đề về Biển Đông, khi đều có tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.Trong 2 tầm nhìn đó, chúng ta thấy có rất nhiều điểm tương đồng: Tương đồng thứ nhất là Ấn Độ rất coi trọng vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN; Tương đồng thứ hai là Ấn Độ rất coi trọng tính tôn trọng pháp luật và thượng tôn pháp luật;
Tương đồng thứ ba là hai bên đều mong muốn xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển cũng như một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở theo luật pháp quốc tế.
Điểm thứ ba là trên các vấn đề quốc tế, đại đa số các nước ASEAN và Ấn Độ có cùng quan điểm ủng hộ hòa bình và lẽ phải. Điểm thứ tư là hợp tác lớn giữa ASEAN - Ấn Độ trên lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục. Qua đó, chúng ta thấy có rất nhiều bước phát triển lớn, hai bên đều có những dự án rất cụ thể. Đáng chú ý, điểm thứ 5 là hợp tác về kết nối, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không.Hai bên cũng có sự kết nối về đường bộ mặc dù một số dự án còn chậm nhưng triển vọng phát triển rất tốt. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta có tuyến đường bộ đi thẳng từ New Delhi, qua vùng Đông Bắc của Ấn Độ, qua Myanmar, Thái Lan, Lào và đến Hà Nội.
Điểm cuối cùng là giao lưu nhân dân giữa hai bên. Như chúng ta thấy, lượng du khách giữa hai bên ngày càng tăng và lượng Ấn kiều sinh sống tại khu vực Đông Nam Á ngày càng lớn. Điều đó thể hiện quan hệ sâu sắc giữa nhân dân hai bên, đặc biệt bắt nguồn từ lịch sử, từ sự giao lưu văn minh, văn hóa. Phóng viên: Là thành viên tích cực của ASEAN, xin Đại sứ cho biết trong 30 năm qua Việt Nam đã đóng góp những gì cho mối quan hệ ASEAN-Ấn Độ?Đại sứ Phạm Sanh Châu: Trước hết phải nói rằng trong ASEAN, Việt Nam có lợi thế là có mối quan hệ tốt đẹp, truyền thống, hữu nghị với Ấn Độ. Mối quan hệ đó không hề suy chuyển trong thời gian qua mà ngày càng tốt lên.
Chính vì vậy, Việt Nam có một vị trí tương đối thuận lợi trong việc kết nối giữa Ấn Độ với các nước còn lại của ASEAN. Trong nhiệm kỳ Việt Nam giữ vị trí điều phối viên quan hệ giữa ASEAN-Ấn Độ, chúng ta đã tổ chức được hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa lãnh đạo của Ấn Độ và lãnh đạo của 10 nước ASEAN. Cũng trong thời kỳ này, Việt Nam đã thúc đẩy được quan hệ giữa ASEAN - Ấn Độ lên tầm cao mới.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều quan điểm khá tương đồng trên nhiều lĩnh vực quốc tế. Hai nước đã thể hiện quan điểm đó khi cùng là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm 2021. Với vị thế như vậy, cùng với chính sách đối ngoại rộng mở, độc lập tự chủ và đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam đã đóng vai trò rất tích cực để làm đậm nét hơn quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ.
Phóng viên: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ, xin Đại sứ đánh giá về những thành tựu và triển vọng của mối quan hệ này?Đại sứ Phạm Sanh Châu: Năm 2022 là năm đặc biệt ở 3 góc độ: Thứ nhất, Việt Nam và Ấn Độ kỷ niệm 50 năm quan hệ. Đây là mối quan hệ thủy chung, son sắt, tình nghĩa và hỗ trợ lẫn nhau; Thứ hai, ASEAN - Ấn Độ kỷ niệm 30 thiết lập quan hệ; Thứ ba, Ấn Độ kỷ niệm 75 năm ngày Độc lập.
Chính trong bối cảnh như vậy, tất cả các điểm đều hội tụ vào năm 2022 nên năm nay mở ra rất nhiều điểm nhấn trong quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ cũng như trong quan hệ giữa ASEAN - Ấn Độ. Riêng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có một số điểm nhấn đáng chú ý: Sự hợp tác giữa hai bên tiếp tục được đẩy mạnh đặc biệt là quan hệ về quốc phòng, gần đây nhất là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới Việt Nam.
Ngoài ra cũng có các chuyến thăm cấp cao khác như chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ tới Việt Nam và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tới Ấn Độ. Những chuyến thăm chính trị đó tiếp tục giữ được đà quan hệ. Quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển và đạt được các đỉnh cao mới. Chúng ta hy vọng hai nước sẽ sớm đạt được mục tiêu giao dịch thương mại 15 tỷ USD.
Bên cạnh đó, chúng ta còn chứng kiến sự bùng nổ về quan hệ du lịch, quan hệ giao lưu giữa nhân dân hai nước đặc biệt là liên tục mở các đường bay mới. Vietjet Air sẽ tiếp tục mở đường bay mới đi Mumbai sau khi mở các đường bay Mumbai – Hà Nội, Mumbai – Thành phố Hồ Chí Minh và sắp tới sẽ mở đường bay New Delhi – Phú Quốc, New Delhi – Đà Nẵng. Vietnam Airlines trong ngày 15/6 sẽ mở đường bay thẳng Hà Nội – New Delhi và Thành phố Hồ Chí Minh – New Delhi.
Điều đó chứng tỏ rằng tiềm năng thương mại du lịch giữa hai nước rất lớn. Bên cạnh đó, một loạt dự án mới đang manh nha hình thành để tạo ra làn sóng mới các nhà đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam. Nhìn lại, chúng ta thấy rằng năm 2022 là một năm rất tích cực từ nhiều góc độ khác nhau trong quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ và trong quan hệ đa phương giữa Việt Nam trong ASEAN với Ấn Độ.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12: Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương
08:38' - 15/06/2022
Đoàn công tác của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức thương mại thế giới (WTO) lần thứ 12 (MC 12) tại Geneva (Thụy Sĩ).
-
Kinh tế Thế giới
Mạng lưới Hữu nghị Việt Nam-Anh tổ chức sự kiện thường niên tại Thượng viện Anh
21:50' - 14/06/2022
Tối 13/6 (giờ địa phương), Mạng lưới Hữu nghị Việt Nam-Anh (VNUK Network) tổ chức tiệc tối tại Thượng viện Anh ở London sau hơn 2 năm bị trì hoãn do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường châu Phi nhiều mặt hàng thực phẩm
20:49' - 14/06/2022
Nhiều ý kiến cho rằng khi làm ăn tại thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ tập quán kinh doanh của thị trường cũng như các quy định pháp lý để tránh rủi ro.
-
Kinh tế Việt Nam
HSBC nhận định thế nào về lạm phát năm 2022 của Việt Nam?
19:19' - 14/06/2022
Theo Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC, áp lực lạm phát với Singapore, Thái Lan và Phillipines có phần nặng nề hơn trong khi ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia thì lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Argentina nhấn mạnh ưu tiên ký kết FTA với Mỹ
08:50' - 23/01/2025
Ngày 22/1, Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố sẵn sàng rời bỏ khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) nếu đây là điều kiện cần thiết để đạt được thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức cam kết bảo vệ thương mại tự do
09:17' - 22/01/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sẽ bảo vệ thương mại tự do như là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch EC cảnh báo xu hướng chạy đua áp thuế trên thế giới
09:15' - 22/01/2025
Ngày 21/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo nguy cơ cuộc đua cạnh tranh toàn cầu sử dụng các công cụ kinh tế như lệnh trừng phạt, biện pháp kiểm soát xuất khẩu và thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
PwC: Giới CEO lạc quan về kinh tế thế giới bất chấp rủi ro
15:20' - 21/01/2025
Giới CEO dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc trong năm 2025, bất chấp căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng và nguy cơ thuế quan cao hơn dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần 120 tỷ USD vào năm 2030
08:58' - 21/01/2025
Nguồn tài chính để phát triển ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần tăng gấp đôi lên 120 tỷ USD vào năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới
07:00' - 21/01/2025
Ông Ayhan Kose, quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết, kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới, khi việc tăng lương thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác với Mỹ
22:03' - 20/01/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ xuyên Đại Tây Dương đối với cả châu Âu và Mỹ, đồng thời khẳng định sự tự lực của châu lục này.
-
Ý kiến và Bình luận
Dư luận Thụy Sĩ tin tưởng chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phát huy tối đa cơ hội
08:00' - 20/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 WEF tại thị trấn Davos và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Viết tiếp “thời khắc trọng đại” thứ hai trong quan hệ hai nước
20:58' - 19/01/2025
Ngày 19/1, Nhân dân nhật báo đã đăng tải bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ với tiêu đề “Viết tiếp ‘thời khắc trọng đại’ thứ hai trong quan hệ Trung-Việt”.