Đảm bảo an toàn cho công nhân khi vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế
Bật sẵn ứng dụng Bluezone, nữ công nhân Đỗ Thị Kiều Liên tiến đến dãy bàn rửa tay sát khuẩn, đo nhiệt độ, đội mũ trùm đầu trước khi vào phân xưởng sản xuất để bắt đầu ngày làm việc mới tại khu công nghiệp Hòa Cầm (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng).
Chị Đỗ Thị Kiều Liên là 1 trong hơn 77.000 công nhân, người lao động, cán bộ thuộc các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng vẫn đang đi làm trong thời gian cao điểm chống dịch, tích cực thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19.
Phòng dịch nhưng đảm bảo sự sống còn cho doanh nghiệp Từng là nhân viên nhà hàng tại một khách sạn lớn trong thành phố Đà Nẵng, nhưng dịch COVID-19 đã khiến nhà hàng đóng cửa, và chị Đỗ Thị Kiều Liên (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) bị mất việc.Không có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống, chị Liên đã xin vào làm công nhân tại Công ty TNHH Điện tử Foster Đà Nẵng (Khu công nghiệp Hòa Cầm). Sau gần một tháng, chị đã dần quen công việc và cũng cảm thấy yên tâm với nghề mới.
Chị Liên cho biết, được đi làm vẫn hơn ở nhà, lương thưởng và chế độ tại đây cũng phù hợp với nhu cầu. Vì lo lắng tình hình dịch bệnh nên chị rất ít khi đi ra ngoài nếu không cần thiết, chỉ tới công ty làm và về nhà. Khi tới công ty thì luôn tuân thủ nghiêm các quy trình phòng, chống dịch. Về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của công ty, ông Nguyễn Quan Hoàng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Điện tử Foster Đà Nẵng cho biết đơn vị đang thực hiện rất nghiêm túc. Công ty quy định toàn bộ công nhân, người lao động phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.Việc giãn cách được bắt đầu ngay khi công nhân vào khu vực nhà để xe, mỗi xe được để cách nhau 2 mét. Khu vực nhà ăn cũng được bố trí chỗ ngồi cách nhau 2 mét, các công nhân ăn theo ca để không tập trung quá đông, mọi sinh hoạt của công nhân đều được thực hiện đúng giãn cách xã hội.
Trong sản xuất thì công ty chủ động phân tán các dây truyền sản xuất ra các tòa nhà khác nhau. Trong tình huống xấu nhất, nếu có ca mắc COVID-19 tại một phân xưởng thì sẽ cách ly, hạn chế lây lan ra các phân xưởng khác và vẫn có thể duy trì sản xuất. Một ngày các bộ phận chia làm 2 – 3 ca hoạt động và thời gian vào ca cũng khác nhau để đảm bảo các công nhân hạn chế gặp nhau.
Ông Hoàng cho biết, công ty bắt buộc tất cả 100% cán bộ, công nhân có điện thoại thông minh đều phải cài phần mềm Bluezone và bật ứng dụng trước khi vào làm việc. Tâm lý của người lao động cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh, nhưng việc triển khai các giải pháp kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền giúp người lao động yên tâm làm việc, tỉ lệ hiện diện hàng ngày của các nhân viên là 98% so với trước dịch.Tại công ty chưa phát hiện trường hợp F0, F1, hiện chỉ có hơn 10 trường hợp F2 thì đã được nghỉ tại nhà tự cách ly và vẫn hưởng 100% lương. Công ty hoàn toàn tin tưởng vào sự chỉ đạo của Chính phủ cũng như chính quyền thành phố, qua đó tuyên truyền cho công nhân, cán bộ thực hiện nghiêm các quy định giãn cách. Hiện giờ, việc đảm bảo phòng, chống dịch cho công nhân là tiêu chí sống còn của các doanh nghiệp.
Công ty TNHH Điện tử Foster Đà Nẵng chuyên sản xuất các loại phụ kiện điện thoại di động, có khoảng 1.000 cán bộ, công nhân đang làm việc. So với thời điểm trước khi dịch bùng phát, doanh thu của công ty hiện nay đã giảm từ 20-30%, nhưng vẫn triển khai nhiều giải pháp để duy trì công việc và chế độ lương thưởng cho công nhân.
Duy trì sản xuất an toàn giữa mùa dịch Theo ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng, có khoảng 490 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong thành phố. Không chỉ ở Công ty Foster Đà Nẵng mà nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp đều đang nỗ lực, quyết liệt thực hiện "nhiệm vụ kép". Ông Sơn nhận định, trước tình hình dịch bệnh hiện nay thì các doanh nghiệp cũng hết sức lo lắng khi vừa phải giải quyết các đơn hàng, vừa phải đảm bảo sức khỏe và chính sách cho cán bộ, công nhân viên.Vì vậy tinh thần cảnh giác, chống dịch trong các doanh nghiệp rất tốt, thậm chí thực hiện cẩn thận hơn so với khuyến cáo, tiêu chí của Bộ Y tế. Nhất là một số doanh nghiệp trong khu công nghệ cao đã ứng dụng các dây chuyền sản xuất tự động hóa rất nhiều, giảm thiểu lượng công nhân nên đảm bảo tốt giãn cách xã hội.
Có doanh nghiệp mỗi năm đóng góp ngân sách thành phố rất lớn, khoảng 3.000 tỷ đồng, nhưng số lượng công nhân viên rất ít, chỉ khoảng 100 người. Trong tương lai, thành phố Đà Nẵng sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư những dự án áp dụng tự động hóa, công nghệ cao để tiếp tục phát triển kinh tế bền vững.
Còn theo Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn An, các cơ quan chức năng vẫn thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đảm bảo quy định phòng chống dịch COVID-19 trong các doanh nghiệp, xưởng sản xuất.Sở đã có văn bản hướng dẫn về phòng, chống dịch gửi các doanh nghiệp, nhà máy, nêu cụ thể những việc mà người sử dụng lao động, cá nhân người lao động cần phải làm và các tiêu chí tự đánh giá phòng, chống dịch.
Theo chỉ đạo chung là vẫn phải đề cao phòng, chống dịch kết hợp duy trì sản xuất, phát triển nên chỉ các doanh nghiệp về dịch vụ tạm dừng hoạt động, còn các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn hoạt động bình thường.
"Chúng tôi đã phối hợp với Sở Y tế, Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng triển khai gấp rút việc này, qua kiểm tra, các doanh nghiệp đang thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn còn gửi báo cáo công tác phòng, chống dịch chậm trễ, trong thời gian tới sẽ áp dụng quy định gửi báo cáo hàng tuần đối với tất cả các doanh nghiệp.Về chế độ đối với người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19, nếu người lao động là F0 thì được nghỉ chữa bệnh và được hưởng bảo hiểm xã hội, còn nếu là F1, F2 thì được nghỉ cách ly và hưởng lương theo thỏa thuận với chủ doanh nghiệp", ông Nguyễn Văn An cho biết.
Dịch COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng còn diễn biến phức tạp, cùng với nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép" của các doanh nghiệp, thì mỗi công nhân cũng đang nỗ lực lao động, sản xuất để cùng thành phố vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh và phát triển kinh tế./.>>>Công nhân Công ty PouYuen Việt Nam ngừng việc được hưởng lương tối thiểu vùng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: TTXVN tiếp tục hỗ trợ vật dụng bảo hộ y tế cho Đà Nẵng
13:12' - 17/08/2020
Truyền hình Thông tấn Vnews phối hợp với Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên tổ chức trao quà hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 cho Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng đề nghị hỗ trợ cho người dân khó khăn do dịch bệnh COVID-19
16:40' - 16/08/2020
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định 200/BCĐ-SLĐTBXH về việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
-
Bất động sản
Kết luận thanh tra dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước, Đà Nẵng
07:47' - 15/08/2020
Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước, thành phố Đà Nẵng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
-
DN cần biết
Tổng thống Mỹ xem xét miễn trừ thuế quan đối với các nhà sản xuất ô tô
13:03' - 24/04/2025
Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần vận động hành lang tích cực từ các lãnh đạo ngành công nghiệp.
-
DN cần biết
Các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát hoạt động xuyên lễ 30/4 - 1/5
10:04' - 23/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, nhiều doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát vẫn tổ chức phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp xuyên kỳ nghỉ lễ.
-
DN cần biết
Việt Nam - Lào hướng tới quan hệ thương mại hiệu quả, bền vững
08:49' - 23/04/2025
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 112,6% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua Lào đạt 466,8 triệu USD, tăng 150,8% so với cùng kỳ 2024.
-
DN cần biết
Khai thác tiềm năng đầu tư kinh doanh vào Chile và Nam Mỹ
16:37' - 22/04/2025
Chile và Nam Mỹ là khu vực thị trường rộng lớn, nhiều dư dịa để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh cũng như hợp tác phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tiếp tục cắt giảm thuế nhiên liệu
16:08' - 22/04/2025
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết quyết định giảm một phần mức ưu đãi thuế được đưa ra sau khi cân nhắc các yếu tố như diễn biến gần đây của giá dầu mỏ, tình hình lạm phát và tác động đến tài chính công.
-
DN cần biết
Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Sẵn sàng cho thách thức và cơ hội mới
21:04' - 21/04/2025
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng, khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, lấy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để đưa đất nước đi lên.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Bình Dương vẫn "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao
15:16' - 19/04/2025
Ngày 19/4, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Ngày hội việc làm – TDMU Job Fair 2025, quy tụ hơn 50 doanh nghiệp với trên 1.000 vị trí tuyển dụng, thu hút hơn 3.000 sinh viên tham dự.
-
DN cần biết
Trung tâm nghiên cứu vi điện tử đầu tiên sắp hình thành tại Bình Dương
19:27' - 18/04/2025
Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (Cộng hòa Liên bang Đức) đã ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.