Đảm bảo gỗ hợp pháp trong mua sắm công
Sáng 20/6 tại Hà Nội, Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) tổ chức hội thảo "Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam". Sự kiện thu hút đông đảo các chuyên gia kinh tế, đại diện các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập nhận định, những năm gần đây, Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt tới ngành gỗ. Sau 6 tháng đàm phán, Chính phủ và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Hiệp định cũng chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2019.
Trọng tâm của hiệp định là cam kết loại bỏ hoàn toàn gỗ lậu ra khỏi các chuỗi cung ứng gỗ, bao gồm các chuỗi cung cấp sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ nội địa. Cam kết này nâng hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời, mở ra cơ hội thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Thực hiện VPA/FLEGT cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rừng thông qua đẩy mạnh chính sách và thực thi chính sách, minh bạch thông tin ngay trong các khâu này và kể cả khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện VPA/FLEGT còn giúp nâng cao trình độ quản lý của các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực có liên quan; đồng thời, tạo cơ hội cho các hộ dân trồng rừng được tham gia thị trường. Theo bà Trang, hàng năm, ngân sách chi mua sắm công chiếm khoảng 20-30% ngân sách nhà nước. Tuy đến nay, chưa có bất kỳ con số nào về tỷ trọng ngân sách nhà nước đầu tư cho mua sắm công đối với các sản phẩm gỗ tại Việt Nam nhưng con số ngân sách đầu tư cho mua sắm sản phẩm gỗ là rất lớn. Tại một số nước phát triển, mua sắm công gồm cả các sản phẩm gỗ chiếm từ 16 - 20% GDP. Xét về khái niệm gỗ hợp pháp, bà Trang cho biết, đó phải là các sản phẩm gỗ được khai thác hoặc nhập khẩu và sản xuất phù hợp với quy định luật pháp của Việt Nam. Gỗ hợp pháp phải đảm bảo tuân thủ các quy định về pháp luật đất đai, pháp luật lâm nghiệp, pháp luật kinh doanh - đầu tư, pháp luật lao động, pháp luật môi trường, pháp luật thuế, pháp luật thương mại và các quy định pháp luật khác về sở hữu trí tuệ, xuất nhập khẩu. Với vai trò quản lý, nhà nước cần bảo đảm các sản phẩm gỗ lưu thông trên thị trường nội địa và xuất khẩu là gỗ hợp pháp, kiểm soát việc của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến và kinh doanh gỗ; đồng thời tổ chức thiết lập và vận hành Hệ thống đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam.Ở vai trò người tiêu dùng, cầm bảo đảm gỗ mua sắm bằng vốn nhà nước là gỗ hợp pháp, kiểm soát việc tuân thủ của bên mời thầu và nhà thầu...
Trả lời câu hỏi vì sao phải lựa chọn gỗ hợp pháp trong mua sắm công, theo bà Trang, nhà nước không thể tiêu thụ sản phẩm bất hợp pháp và vốn nhà nước không thể sử dụng để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp. Cùng với đó, nhà nước là khách hàng lớn, có quyền và có cơ chế kiểm soát gỗ mua sắm công nên đây cũng là kênh quan trọng để thực hiện gỗ hợp pháp ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, pháp luật đấu thầu của Việt Nam hiện chưa yêu cầu hàng hóa, dịch vụ mua sắm phải hợp pháp; đồng thời, cũng đã có một số quy định rời rạc vè hàng hóa, dịch vụ mua sắm phải tuân thủ vài khía cạnh pháp luật như xuất xứ, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ.... Chính vì lẽ đó, bà Trang đề xuất cần bổ sung điều kiện "tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ trong các mẫu về hồ sơ mời thầu và mẫu hợp đồng. Người lập hồ sơ mời thầu cũng cần được hướng dẫn, đào tạo, lưu ý về yêu cầu hỗ trợ hợp pháp trong các gói thầu mua sắm gỗ cho các đơn vị mời thầu và đối với các đơn vị mua sắm, thụ hưởng cũng cần có tuyên truyền để nhận thức đúng về yêu cầu gỗ nguyên liệu và yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ. Chia sẻ về những kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam, ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia phân tích chính sách thuộc Tổ chức Forest Trends cho hay, ký kết VPA/FLEGT đánh dấu vai trò kép của Chính phủ khi vừa là người ban hành các quy định để đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm gỗ, vừa là đối tượng thụ hưởng các sản phẩm gỗ trong khuôn khổ các hoạt động mua sắm công hay còn gọi là nhóm người tiêu dùng. Khi VPA/FLEGT chính thức có hiệu lực và đi vào vận hành thì cũng giống như các cá nhân, hộ gia đình hay công ty tư nhân thì Chính phủ cũng cần phải đảm bảo rằng toàn bộ các sản phẩm gỗ trong các hoạt động mua sắm công là hợp pháp. Chính phủ thực hiện mua sắm công có trách nhiệm sẽ lan tỏa thông điệp quan trọng tới các nhóm tiêu dùng khác trong xã hội về hành vi mua sắm của mình, từ đó thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng; cùng với đó chuyển tải thông điệp quan trọng tới các nhà sản xuất và khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ yêu cầu pháp luật và áp dụng công nghệ, môi trường sản xuất an toàn và thân thiện mới môi trường, ông Phúc nhấn mạnh./.- Từ khóa :
- vpa/flegt
- vcci
- chính phủ
- ngành gỗ
- xuất khẩu gỗ
- xuất xứ gỗ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định VPA/FLEGT sẽ có hiệu lực từ 1/6
14:05' - 08/05/2019
Nghị viện châu Âu chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định VPA/FLEGT vào ngày 12/3/2019.
-
Kinh tế Việt Nam
VPA/FLEGT: Cơ hội Việt Nam tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
10:47' - 07/01/2019
Việt Nam và EU đang hướng tới sớm phê duyệt Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU (VPA/FLEGT)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17' - 21/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.