VPA/FLEGT: Cơ hội Việt Nam tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao mối quan hệ hợp tác rất phát triển giữa Việt Nam và EU, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư. EU có trình độ quản trị tốt, đặc biệt là công nghệ rất cao, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt Nam. Mối quan hệ Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng sâu sắc và có hiệu quả rất thiết thực.
Về phát triển bền vững, EU được coi là đối tác phát triển với hai trụ cột chính là kinh tế biển và phát triển rừng. Phát triển thủy sản và rừng cũng được coi là vấn đề quan trọng của Việt Nam.
Về đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU), EU đã đưa ra “thẻ vàng” cùng với 9 khuyến nghị với Việt Nam để phát triển một nghề cá phát triển bền vững. Khuyến nghị này của EU trùng với những nhiệm vụ của Việt Nam để hướng tới nghề cá phát triển bền vững.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngay sau khi EU đưa ra những khuyến nghị, Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thiện về thể chế, pháp luật; trong đó, có Luật Thủy sản mới. Chín nội dung khuyến nghị của EU đã được đưa vào Luật. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ cộng tác từ EU. Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực thi vì mục tiêu phát triển bền vững mà trước hết là cho Việt Nam.
Về lâm nghiệp, Việt Nam rất coi trọng vấn đề phát triển lâm nghiệp. Đến nay, Việt Nam đã có trên 14 triệu ha rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%. Đây là tỷ lệ cao trong khu vực và thế giới, đặc biệt là so với trình độ nền kinh tế và địa hình của Việt Nam.
Việt Nam đang xây dựng ngành kinh tế lâm nghiệp với sự tham gia của 4.500 doanh nghiệp tham gia và chuỗi lâm sản. Năm 2018, Việt Nam đã chủ động được 80% nguyên liệu. Do đó, bước đầu xây dựng được ngành kinh tế lâm nghiệp với kim ngạch xuất khẩu trên 9 tỷ USD.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, lâm nghiệp Việt Nam vẫn còn những điểm yếu như: năng suất rừng trồng chưa cao. Những người tham gia chuỗi còn chưa nhiều, diện tích rừng đạt chứng chỉ bền vững (FSC) còn thấp… Việc Việt Nam và EU ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) sẽ là cơ hội để Việt Nam tái cơ cấu ngành kinh tế này, hướng đến minh mạch hóa chuỗi sản xuất từ nguyên liệu, chế biến và thương mại.
“Việt Nam coi Hiệp định là áp lực để tự điều chỉnh chứ không phải là đặc ân. Điều này đòi hỏi Việt Nam sẽ phải nỗ lực cao hơn trước”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, IUU và VPA/FLEGT là hai quy định tiên tiến của EU. Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm hơn đến nguồn gốc của sản phẩm: như tính minh bạch của sản phẩm, trách nhiệm giải trình… Do đó,trách nhiệm, vai trò của doanh nghiệp tư nhân ngày càng trở nên quan trọng.
Hiệp định VPA/FLEGT với Việt Nam là hiệp định thứ hai tại châu Á mà EU đã ký kết, sau Indonesia. Đây là một bước đi quan trọng của EU trong việc xây dựng một chiến lược rộng hơn nhằm nâng cao đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại châu Á và chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Việt Nam đã cam kết ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo chỉ có gỗ được sản xuất hợp pháp nhập khẩu vào Việt Nam.
“Chúng ta cần đảm bảo nguồn gốc gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp khi vào EU. Việc xác định những quy định chi tiết, đặc biệt liên quan đến nhập khẩu là việc quan trọng trong thực hiện vấn đề này” bà Heidi Hautala nhấn mạnh.
Bà Heidi Hautala cho rằng, Hiệp định sẽ tạo được tính minh mạch và lan tỏa trong chuỗi sản xuất cũng như với các quốc gia khác. Bởi EU đã và đang chuẩn bị ký hiệp định với 16 quốc gia khác. EU đang hướng tới sớm phê chuẩn hiệp định này với Việt Nam thời gian tới. Việt Nam cũng đã cam kết trong lĩnh vực này trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Vì vậy, việc triển khai Hiệp định VPA sẽ tạo thuận lợi cho các thảo luận về EVFTA.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam sẽ có chương trình hành động với sự vào cuộc từ cấp Chính phủ đến người dân để khi hiệp định đi vào thực thi sẽ được đồng bộ. Trong quá trình triển khai, Việt Nam rất mong được sự giúp đỡ của EU để nội dung hành động sát thực tiễn và khả thi. Trong quá trình thực thi sẽ có thêm các tổ chức xã hội để cùng giám sát, tạo sự minh bạch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản cao nhất kể từ năm 2012
07:28' - 30/12/2018
Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 3,76%, cao nhất kể từ năm 2012.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ phải đóng thêm nhiều tỉ euro vào ngân sách nếu Anh không trả tiền "li dị"
07:42' - 28/12/2018
Tất cả 27 nước thành viên của EU sẽ phải tăng đáng kể phần đóng góp của mình cho ngân sách chung nếu như Anh rời EU mà không đóng 39 tỉ bảng " đền bù" như đã hứa.
-
Kinh tế Thế giới
Khó khăn thách thức đang "chờ" EU trong năm 2019
11:39' - 26/12/2018
Với tương lai bất ổn và nguy cơ khủng hoảng trong mối quan hệ Liên minh châu ÂU (EU) - Anh lan sang cả Pháp, Italy và những nơi khác nữa, 2019 sẽ là một năm đầy khó khăn cho châu Âu.
-
Kinh tế & Xã hội
Thực thi Luật Lâm nghiệp tập trung vào truy xuất nguồn gốc gỗ
16:17' - 28/11/2018
Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh, thời gian tới ngành lâm nghiệp phải tập trung thực hiện Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành một cách kịp thời, có hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng nhẹ
11:42'
Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 0,35% so với tháng trước và tăng 3,09% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân luồng nhiều tuyến giao thông khi đóng đèo Prenn để nâng cấp
11:01'
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất phương án tổ chức giao thông các tuyến đường liên quan khi đóng đèo Prenn (cửa ngõ chính đến thành phố Đà Lạt) vào đầu tháng 2 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng đầu năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USD
11:00'
Tổng cục Thống kê cho biết, tuy cả xuất nhập khẩu đều giảm, nhưng nhập khẩu giảm mạnh hơn nên cán cân thương mại đã thặng dư trong tháng đầu năm, ước tính lên tới 3,6 tỷ USD, một con số khá cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng Tết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20%
10:42'
Do tháng 1 trùng với Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao nên hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động và có mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang bảo đảm nước tưới tiêu, phòng chống hạn – mặn vụ Đông Xuân
09:47'
Trong vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023, Tiền Giang xuống giống 47.440 ha, trên 20.000 ha rau màu thực phẩm các loại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát lệnh ra quân sản xuất tại Cảng Tân Cảng – Cát Lái
19:52' - 29/01/2023
Chiều 29/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát lệnh thực hiện chuyến hàng đầu năm tại Cảng Tân Cảng – Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát dự án Đường vành đai 3, Thành phố Hồ Chí Minh
18:27' - 29/01/2023
Chiều 29/1 (mồng 8 tháng Giêng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1/2023, vốn FDI đăng ký mới tăng 48,5%
16:20' - 29/01/2023
Trong tháng 1 này, Việt Nam đã cấp mới cho 153 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỷ USD, tăng 48,5% về số dự án và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị khắc phục hạn chế để đạt mục tiêu xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành
14:45' - 29/01/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra dự án xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Đồng Nai.