Đảm bảo phòng dịch khi mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối
Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã có Công văn số 5854/BCT-TTTN ngày 23/9 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn mở cửa trở lại đối với chợ truyền thống, chợ đầu mối.
Đây được đánh giá là động thái quan trọng vì thực tế thời gian qua, nhờ mở lại một số chợ truyền thống, chợ đầu mối nên tình hình cung ứng hàng hoá cho người dân tại các tỉnh phía Nam đã được duy trì ổn định. Chẳng hạn như tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, hiện không có siêu thị đóng cửa, 2.820 cửa hàng tiện lợi và 14 chợ truyền thống đang hoạt động. Ngoài ra, Tp. Hồ Chí Minh đang duy trì hoạt động của các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại 3 chợ đầu mối là Bình Điền; Thủ Đức; Hóc Môn, lượng hàng về qua 3 điểm trung chuyển trong đêm 22/9 ước đạt 337,5 tấn/đêm, không chỉ góp phần cung ứng hàng hóa cho Tp. Hồ Chí Minh mà còn cung ứng cho các tỉnh, thành khác. Thống kê cho thấy, tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường Thành phố trong ngày 22/9 và sáng 23/9 tăng 1,4% so với hôm trước, ước đạt 5.214,7 tấn/ngày. Hơn nữa, lượng hàng cung ứng qua hệ thống phân phối trong ngày 22/9 ước đạt 1.275 tấn/ngày (sức mua tăng 4% so với ngày 21/9). Đáng lưu ý, các doanh nghiệp bình ổn thị trường và doanh nghiệp khác cung ứng ra thị trường bình quân đạt khoảng 5.171 tấn/ngày; trong đó, 30% cung ứng cho hệ thống phân phối, 70% cung ứng cho thị trường lẻ. Cũng theo Bộ Công Thương, tại 3 chợ đầu mối, tổng lượng hàng đưa về cung ứng cho thị trường trong ngày 23/9 tăng 5% so với ngày 22/9, ước đạt 790 tấn/đêm; trong đó, 60% cung ứng cho hệ thống phân phối và 40% cung ứng ra thị trường lẻ. Ngoài ra, tại tỉnh Bình Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 30/97 chợ truyền thống, 11/11 siêu thị và 220/221 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động; trong đó, các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn các phường “khoá chặt, đông cứng” tại thành phố Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên hoạt động theo hình thức bán hàng trực tuyến, không bán hàng tại chỗ. Hiện tại, thành phố Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên (vùng đỏ) đang triển khai cung cấp lương thực, thực phẩm bằng hình thức mua hàng online và hình thức “đi chợ thay” do hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn cung cung ứng. Tuy nhiên, các huyện, thị xã, thành phố vẫn duy trì tổ chức các điểm bán hàng bình ổn thị trường cố định, lưu động và chợ ngoài trời phục vụ người dân trong thời gian triển khai phương án phục hồi hoạt động của các chợ truyền thống. Thực hiện theo hướng dẫn tại Kế hoạch số 2066/KH-SCT ngày 14/9/2021 của Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã thành phố đang triển khai rà soát, đánh giá chấm điểm theo Bảng tiêu chí đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua đó, tạo điều kiện cho các chợ truyền thống đáp ứng đủ điều kiện an toàn được phép hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách. Nhìn chung, hệ thống các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” trên địa bàn tỉnh. Giá nhiều mặt hàng thiết yếu trong ngày 23/9/2021 ổn định. Tại tỉnh Đồng Tháp, từ ngày 23/9, tỉnh Đồng Tháp nới lỏng giãn cách xã hội, thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg đối với thành phố Sa Đéc và các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò. Theo đó, toàn tỉnh Đồng Tháp được thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg và việc cung ứng hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và các chợ truyền thống vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bộ Công Thương đề xuất thêm cảng biển được phép nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ
14:45' - 22/09/2021
Tại dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư số 06/2019/TT-BCT, Bộ Công Thương đã đề xuất thêm cảng biển Thanh Hóa (Nghi Sơn) được nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00'
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44'
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.