Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Còn nhiều vấn đề cần giải quyết
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc vòng đàm phán thương mại thứ ba tại Bắc Kinh vào ngày 15/2 và dự kiến sẽ nối lại đàm phán tại Washington trong tuần này khi hai nền kinh tế hàng đầu thế giới nỗ lực giải quyết những bất đồng gay gắt. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các cuộc đàm phán đang tiến triển rất tốt thì các cố vấn của ông cảnh báo còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Theo cáo buộc từ phía Mỹ, Trung Quốc đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (IP) của nước này và buộc các công ty Mỹ chuyển giao bí quyết công nghệ để đổi lấy sự tiếp cận thị trường. Trung Quốc lâu nay vẫn bác bỏ những cáo buộc này nhưng cũng đang đẩy mạnh việc phạt các vi phạm IP, đồng thời nỗ lực ban hành luật đầu tư nước ngoài mới, theo đó cấm mọi hành vi cưỡng bức chuyển giao công nghệ.Trung Quốc cũng từng bước mở rộng phạm vi các ngành công nghiệp để doanh nghiệp nước ngoài có thể vào hoạt động mà không cần đối tác liên doanh Trung Quốc. Tuy nhiên, không rõ những động thái này đã đủ để Trung Quốc có được sự nhượng bộ từ phía chính quyền của ông Trump hay chưa.
Trong khi đó, chính sách công nghiệp của Trung Quốc cũng gây ra những lo ngại, đặc biệt là chính sách "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" nhằm biến cường quốc châu Á này trở thành nước dẫn đầu toàn cầu về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thông qua sự hỗ trợ hào phóng của nhà nước cho các doanh nghiệp nước này.Những căng thẳng thương mại đã cho thấy sự cần thiết đối với Trung Quốc trong việc tự chủ hơn nữa về các công nghệ chủ chốt như chất bán dẫn, khi việc Mỹ cấm các công ty nước này bán các sản phẩm công nghệ cho ZTE đã khiến tập đoàn viễn thông này lao đao.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã gia tăng vai trò chủ đạo ở trong nước. Tuy nhiên, Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ giảm bớt vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và hạn chế những khoản hỗ trợ hào phóng cho các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp. Nhà kinh tế Cui Fan thuộc Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế ở Bắc Kinh cho rằng hai nước sẽ khó có thể giải quyết được triệt để vấn đề này trong tháng 2/2019. Bên cạnh đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong năm ngoái chạm mức kỷ lục 323,3 tỷ USD khi thuế trả đũa đã khiến các khách hàng Trung Quốc không mua hàng nông sản và năng lượng của Mỹ. Trong các cuộc đàm phán, Trung Quốc đã cam kết tăng cường mua đậu tương và các hàng hóa khác của Mỹ để thuyết phục Mỹ đi đến một thỏa thuận.Cuối tuần trước, Nhà Trắng nhấn mạnh đến các cuộc thương thuyết liên quan việc Trung Quốc mua lượng lớn hàng hóa Mỹ để giảm thâm hụt thương mại lớn lâu nay của nước này. Nhưng điều đó còn phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.
Hai bên đang hướng tới việc ký kết bản ghi nhớ để cụ thể hóa các cam kết trước một cuộc gặp có thể diễn ra giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ đã công khai phát biểu rằng một thỏa thuận phải bao gồm những cải cách cơ cấu thực sự để chấm dứt các chính sách thương mại không công bằng. Tuy nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng điều đó cần phải có thời gian./.>>> Triển vọng giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ-Trung giúp chứng khoán châu Á đi lên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài năm 2019
21:25' - 18/02/2019
Citibank dự báo nguồn vốn nước ngoài trị giá 200 tỷ USD sẽ chảy vào thị trường vốn Trung Quốc trong năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Đàm phán thương mại Mỹ - Trung "rất mang tính xây dựng"
10:50' - 17/02/2019
Ngày 16/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại Bắc Kinh vừa qua "rất mang tính xây dựng".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs, JPMorgan nâng dự báo về khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ
08:28'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa Mỹ
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đề xuất áp mức thuế trả đũa 25% lên một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Xuất khẩu tăng trưởng mong manh giữa tâm bão chiến tranh thương mại
06:30'
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng Hai, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.