Đàm phán TPP: 11 nước xem xét các sửa đổi sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định
Ngày 21/9, các trưởng đoàn của 11 nước còn lại tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bắt đầu vòng đàm phán kéo dài 2 ngày tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản để xem xét việc sửa đổi hoặc bãi bỏ một số điều khoản trong thỏa thuận sau khi Mỹ rút khỏi TPP vào đầu năm nay.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto bày tỏ hy vọng tại cuộc họp này, các nước có thể đạt được một "bước tiến lớn" hướng tới Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, dự kiến diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới.
Ông tái khẳng định tầm quan trọng của việc thiết lập một hệ thống thương mại tự do và đa phương dựa trên những quy định nghiêm ngặt tại châu Á- Thái Bình Dương, cho rằng hệ thống này thực sự phù hợp đối với thế kỷ 21.
Ông Umemoto cũng cho rằng cần tiếp tục theo đuổi khả năng Mỹ có thể quay trở lại TPP, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải thực thi hiệp định này "càng sớm càng tốt".
Dự kiến tại cuộc họp, các bên đàm phán sẽ xem xét một số đề xuất như điều khoản bảo vệ bản quyền và nhãn hiệu trong 70 năm sau khi người sáng tạo qua đời, hay điều khoản kêu gọi các nước tham gia TPP mở cửa thị trường mua sắm công, theo đó cho phép các công ty nước ngoài trong cùng khối tham dự đấu thầu.
Một điều khoản cũng cần được điều chỉnh là quy định TPP chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 6 nước, chiếm tổng cộng 85% sản lượng kinh tế của 12 nước ký kết ban đầu, hoàn tất các thủ tục trong nước. Cho đến nay mới chỉ có Nhật Bản và New Zealand đã phê chuẩn hiệp định này.
Với việc Mỹ, chiếm tới 60% tổng sản lượng, rút khỏi thì hiệp định này không thể có hiệu lực.
TPP được ký kết tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, chiếm khoảng 40% kinh tế toàn cầu.
Ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1/2017, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP, cho rằng hiệp định đa phương này làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người Mỹ và nhấn mạnh Mỹ sẽ tiến hành đàm phán hiệp các định thương mại song phương.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn nhất trong số 11 nước còn lại. Tokyo hy vọng đạt một sự đồng thuận giữa các nước đàm phán TPP về cách thức duy trì hiệp định, nhấn mạnh rằng TPP là kết quả của nhiều năm đàm phán trước khi ký kết vào tháng 2/2016.
Tuy nhiên, một số nước có thể kêu gọi đàm phán lại nội dung, bao gồm các loại thuế xuất nhập khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
"TPP 12-1" cân nhắc sửa đổi thỏa thuận ban đầu
21:11' - 29/08/2017
11 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang cân nhắc sửa đổi thỏa thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tham gia cuộc họp SOM thúc đẩy TPP
19:51' - 28/08/2017
Chiều 28/8, cuộc họp các quan chức cấp cao (SOM) của 11 nước còn lại tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khai mạc tại Sydney, Australia.
-
Kinh tế Thế giới
"TPP 12-1" tìm kiếm một khuôn khổ mới để đưa TPP vào hiệu lực
19:49' - 13/07/2017
Các trưởng đoàn đàm phán của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa nhất trí đặt mục tiêu đưa TPP vào hiệu lực theo một khuôn khổ mới, sau sự rút lui của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
"TPP 12-1" sắp nhóm họp tại Nhật Bản
19:06' - 11/07/2017
Các đại diện của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự định sẽ có một cuộc họp kéo dài ba ngày tại thị trấn Hakone, phía Tây Tokyo (Nhật Bản) bắt đầu từ ngày 12/7 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ
09:53'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 70 quốc gia đề xuất thương lượng với Mỹ về thuế quan
09:19'
Nhà Trắng ngày 8/4 thông báo gần 70 quốc gia đã chủ động liên hệ với chính quyền Tổng thống Donald Trump để khởi động các cuộc đàm phán nhằm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới của ông.
-
Kinh tế Thế giới
ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2025 của Hàn Quốc
09:19'
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc hôm 9/4 cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng năm 2025 của nền kinh tế Hàn Quốc xuống còn 1,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump đánh giá khả năng đạt thỏa thuận thuế với Hàn Quốc
07:57'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã thảo luận về thuế quan với quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo ngày 8/4, một ngày trước khi mức thuế 25% đối với đồng minh châu Á này dự kiến có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4
07:48'
Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08' - 08/04/2025
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35' - 08/04/2025
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23' - 08/04/2025
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.