Dân khổ vì dự án ga đường sắt Bình Triệu còn nằm trên giấy
Từ chuyện di dời ga Sài Gòn
Trong mạng lưới đường sắt quốc gia Bắc - Nam, ga Sài Gòn (còn gọi ga Hòa Hưng) là ga cuối cùng và là một trong những ga đầu mối quan trọng nhất. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng dân nhập cư lớn nên áp lực giao thông ngày càng đè nặng lên Tp. Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, đường sắt chạy qua địa bàn (quận 3, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức) tạo nên 14 điểm giao cắt, gây nên tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm.
Đối với ga Bình Triệu, năm 2002, Kiến trúc sư trưởng Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 khu đầu mối giao thông và dân cư Bình Triệu phường Hiệp Bình Chánh; trong đó, đất ga đường sắt Bình Triệu có cơ cấu sử dụng 41,5ha.
Để tháo gỡ bài toán kẹt xe khu vực nội đô, Tp. Hồ Chí Minh đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam xuyên quốc gia từ Hà Nội đến Cần Thơ không thiết kế tuyến đường sắt đi vào ga Sài Gòn hoặc nếu không xây dựng tuyến đường sắt trên cao vào ga Sài Gòn thì cần đưa ga Sài Gòn ra Suối Tiên (quận 9).
Tuy nhiên, quan điểm này không được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận, đồng thời xây dựng phương án giữ nguyên hiện trạng, làm đoạn đường sắt trên cao từ ga Sài Gòn đến Bình Triệu (theo tính toán kinh phí thực hiện hơn 200 triệu USD).
Trên cơ sở tham mưu của Bộ Giao thông Vận tải, ngày 8/4/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 tại Quyết định 568/QĐ-TTg. Theo đó, các tuyến đường sắt quốc gia hướng tâm, đường đôi, điện khí hóa, khổ đường 1.435mm, bao gồm xây mới tuyến tránh Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) về phía Nam và đoạn Bình Triệu – Hòa Hưng thành đường sắt trên cao (dài 41km).
Về ga đường sắt, xây dựng mới các ga trong khu đầu mối đường sắt Tp. Hồ Chí Minh bao gồm ga khách kỹ thuật phía Bắc (ga Bình Triệu với diện tích 41ha), ga khách trung tâm (ga Sài Gòn với diện tích 6,14ha) và ga kỹ thuật phía Nam (ga Tân Kiên với diện tích 75ha).
Đến tháng 6/2013, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối Tp. Hồ Chí Minh; trong đó, ga Bình Triệu là một trong các ga chính trong khu đầu mối, có chức năng tàu khách, đầu mối trung chuyển khách từ đường sắt sang các phương tiện giao thông công cộng khác.
Tiếp đó, tháng 9/2013, UBND Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đầu mối giao thông Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức; trong đó đất ga đường sắt có diện tích 47,35ha.
Thế nhưng 14 năm trôi qua, dự án đầu tư xây dựng ga Bình Triệu vẫn chưa được ban hành quyết định thu hồi đất, chưa phân định ranh giới cụ thể cũng như chưa có kế hoạch thực hiện. Từ đây, hàng nghìn hộ dân trong khu vực phải sống trong nỗi thấp thỏm, đi không được, ở cũng không xong.
Khốn khổ vì ...quy hoạch
Sát con đường song hành đường sắt là những ngôi nhà cấp 4 xập xệ, dây điện chằng chịt, đường nhiều chỗ trũng, sình bùn. Khi được hỏi, nhiều người dân bức xúc cho biết, do dính quy hoạch nên họ không thể bán đất, cất nhà, tình trạng ngập nước thường xuyên, thậm chí nhiều nhà không có số, xuống cấp mà không thể sửa sang.
Đa số người dân chỉ dám đầu tư các công trình nhỏ, xây nhà trọ xập xệ cho thuê với giá rẻ nên nơi đây tập trung nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự, gây nhiều gây khó khăn trong quản lý, bảo đảm an ninh trật tự địa bàn.
Bà Phùng Thị Truyền (ngụ khu phố 2 phường Hiệp Bình Chánh) cho biết, gia đình có 6 người, đang cùng chung sống trong ngôi nhà chỉ rộng 50m2. Nhiều lần gia đình tính xây thêm tầng để tiện sinh hoạt nhưng vướng quy hoạch nên không thực hiện được, khiến mỗi khi có việc, con cháu về chơi không có cả chỗ ngồi.
Theo ông Phạm Văn Na, ngụ ấp Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, do dính quy hoạch nên người dân muốn cất nhà cũng không dám, chưa kể nhiều nhà không có sổ hồng do mua giấy tờ viết tay nên thế chấp vay mượn ngân hàng rất khó khăn.
Còn theo bà Đinh Thị Dung, Tổ trưởng tổ 9 (phường Hiệp Bình Chánh), Tổ 9 hiện có 150 hộ; trong đó, chỉ có 70 hộ có hộ khẩu, 40 hộ có KT3, còn lại là dân tạm trú. Bản thân gia đình bà về đây ở từ năm 1991, nằm trong ranh giới quy hoạch nhưng thông tin chính thức chưa có, chỉ được biết trong mỗi lần đi họp chứ không biết mốc dự án nằm ở đâu.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho biết, do ảnh hưởng của quy hoạch ga đường sắt Bình Triệu nên hệ thống hạ tầng ở đây chưa được đầu tư. Thậm chí đường song hành cũng đã xuống cấp trầm trọng, có nhiều hố sâu, các phương tiện giao thông không thể đi lại.
Một số khu vực bị bỏ hoang, cỏ dại mọc nhiều thành ao tù gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị. Đồng thời, hệ thống thoát nước của khu vực này chủ yếu thoát tràn qua các mương hở nên gây ngập úng cục bộ, ô nhiễm môi trường.
Cả khu vực rộng 47,35ha chỉ có một số đường giao thông chính (đường song hành đường sắt – đường 37, đường 49) nhưng cũng chỉ rộng 5m; các đường giao thông còn lại không theo quy hoạch nào nên chỉ rộng 1 – 3m, ngoằn nghèo khó đi, gây khó khăn cho công tác phòng cháy chữa cháy khi xảy ra sự cố.
“Quy hoạch dự án đã khiến 3.257 hộ gia đình (khu phố 2, 6, 7, phường Hiệp Bình Chánh) với hơn 15.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng.
Việc chậm triển khai dự án đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi chính đáng của người dân như cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở tạo lập sau ngày công bố quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng…”, ông Trần Văn Dũng cho biết thêm.
Để đảm bảo cuộc sống của người dân khu vực, UBND quận Thủ Đức kiến nghị UBND thành phố có ý kiến với Bộ Giao thông Vận tải sớm có kế hoạch cụ thể, rõ ràng về thời điểm thực hiện đầu tư xây dựng ga Bình Triệu để người dân chấp hành, có thời gian chuẩn bị di dời chỗ ở ổn định.
Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, quy hoạch ga Bình Triệu bao gồm tuyến Hòa Hưng – Trảng Bom do Cục đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư; trong đó, đoạn từ ga Hòa Hưng đến ga Bình Triệu dài 8,8km dự kiến chi phí 8.100 tỷ đồng xây lắp và 15.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng.
Đoạn từ ga Bình Triệu đến Trảng Bom dự kiến cần khoảng 10.000 tỷ đồng để đầu tư. Vì tổng kinh phí xây dựng dự án quá lớn nên Bộ Giao thông Vận tải đang tìm nguồn vốn, nên mặc dù đã công bố quy hoạch nhưng chưa thể cắm mốc. Trong năm 2016, Cục Đường sắt – Bộ Giao thông Vận tải sẽ tìm vốn và tiến hành cắm mốc, ranh giới toàn tuyến.
Mới đây, tại buổi làm việc với UBND quận Thủ Đức, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chỉ đạo UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải công bố công khai quy hoạch và tiến hành cắm mốc dự án ga Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, hoàn thành trong quý III/2016.
Về tiến độ thực hiện dự án, ông Bùi Xuân Cường cho hay, trước mắt sẽ kiến nghị làm trước đoạn từ ga Hòa Hưng đến ga Bình Triệu, còn tại ga Bình Triệu, Sở Giao thông Vận tải thành phố sẽ phối hợp Cục Đường sắt Việt Nam cắm mốc, sau đó giao cho quận Thủ Đức quản lý và tiến hành giải tỏa trước một phần để tái định cư tại chỗ cho người dân bị ảnh hưởng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dân khổ vì Quốc lộ 38 thi công chậm tiến độ
09:36' - 28/06/2016
Do thiếu mặt bằng tại địa bàn các huyện của tỉnh Hải Dương nên dự án nâng cấp Quốc lộ 38 phải lùi thời gian hoàn thành vào tháng 8/2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Thay nhà thầu ga La Thành vì chậm tiến độ
19:33' - 22/04/2016
Ban Quản lý dự án đường sắt vừa yêu cầu thay thế ngay nhà thầu thi công ga La Thành do không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng công trình và tiến độ của dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án xe buýt nhanh của Hà Nội lại chậm tiến độ
11:17' - 31/03/2016
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có báo cáo giải trình những vấn đề liên quan đến dự án xe buýt nhanh (BRT) của thành phố này.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án điện chậm tiến độ ảnh hưởng đến truyền tải và phân phối điện
20:41' - 18/01/2016
Nếu 1 dự án, 1 tổ máy chậm đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến truyền tải và phân phối điện, ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.