Đằng sau quyết định hạ lãi suất táo bạo của Fed
Chưa đầy hai tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống ở "xứ cờ hoa", Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 18/9/2024 đã mạnh tay hạ lãi suất ở mức 50 điểm cơ bản - mức cao nhất trong dự đoán trước đó của các chuyên gia phân tích. Thông thường, Fed dịch chuyển lãi suất với tốc độ 25 điểm cơ bản mỗi lần.
Câu hỏi đang được đặt ra là liệu nền kinh tế Mỹ có cần đến mức cắt giảm "khủng" này không? Với quyết định táo bạo này, dường như các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC, đơn vị "đầu não" của Fed) muốn đảm bảo rằng Mỹ tránh được kịch bản suy thoái kinh tế.Có thể, Fed lo xa và đã quyết định hành động nhanh hơn trước khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ suy yếu, bởi nếu để xảy ra kịch bản suy thoái, 50 điểm cơ bản có thể là không đủ. Các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren, John Hickenlooper và Sheldon Whitehouse thậm chí còn muốn Fed tiến xa hơn nữa, khi từng thúc giục Chủ tịch Fed Jerome Powell giảm lãi suất 75 điểm cơ bản. Một số chính trị gia Mỹ lo ngại rằng nếu Fed quá thận trọng trong việc hạ lãi suất, điều đó sẽ khiến nền kinh tế Mỹ trượt vào suy thoái.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020 Fed cắt giảm lãi suất. Động thái này được cho là đặt dấu chấm đối với cuộc chiến chống lạm phát nhiều cam go và quyết liệt của Fed, đồng thời cũng xác nhận quan điểm của Chủ tịch Fed trong bài phát biểu của ông tại Jackson Hole vào tháng trước rằng "đã đến lúc chính sách phải được điều chỉnh". Khi cân nhắc quyết định về lãi suất, Fed chủ yếu xem xét hai yếu tố: lạm phát và thị trường lao động. Cân bằng mức tăng của giá cả với tỷ lệ thất nghiệp được Fed xác định là "nhiệm vụ kép" của mình. Trong tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng - thước đo lạm phát - chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 2,9% của tháng 7/2024. Tỷ lệ thất nghiệp cũng bất ngờ giảm trong tháng Tám vừa qua. Những dữ liệu này đã cung cấp cho Fed cơ sở nền móng cần thiết để hạ lãi suất xuống biên độ 4,75-5%. Đáng chú ý, mức cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản cũng tương đối phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Hiện chưa có gì chắc chắn về lộ trình lãi suất trong thời gian tới tại Mỹ. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã khuyến cáo các thị trường không nên coi mức cắt giảm 50 điểm cơ bản này là một "tốc độ mới" hay là sự khởi đầu của một xu hướng nới lỏng mới. Ông nhấn mạnh rằng Fed sẽ tiến hành một cách thận trọng, đưa ra quyết định trên cơ sở "từng cuộc họp". Các thành viên FOMC dự báo Fed có thể sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản/lần vào tháng 11/2024 và tháng 12/2024, sau đó giảm tiếp 100 điểm cơ bản trong năm 2025 và 25 điểm cơ bản nữa vào năm 2026. Những đợt điều chỉnh này sẽ đưa lãi suất xuống khoảng 2,75%-3,00% vào cuối chu kỳ nới lỏng. Chủ tịch Fed nhấn mạnh rằng mục tiêu là đạt được sự ổn định về giá mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Sẽ cần thời gian để người Mỹ cảm nhận được tác động của quyết định ngày 18/9/2024 của Fed - đánh dấu thời điểm then chốt trong chu kỳ lãi suất sau bốn năm. Nhưng chắc chắn người tiêu dùng Mỹ sẽ cảm thấy "nhẹ nhõm" hơn, khi họ đã phải gồng gánh lãi suất thẻ tín dụng tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua lên 22,8% và lãi suất trung bình cho các khoản vay thế chấp kỳ hạn 30 năm hiện ở mức 5,5%. Một số chuyên gia phân tích nhận định rằng quyết định hạ lãi suất của Fed mang lại không gian để các thị trường mới nổi (như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi,...) cắt giảm lãi suất theo hướng tương tự. Các nền kinh tế lớn, trong đó có Anh, Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Canada, cũng đã bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất và lịch sử cho thấy Ấn Độ thường đi theo Mỹ trong những chính sách xoay trục như vậy. Với sức mạnh của nền kinh tế số 1 thế giới, quyết định của Fed sẽ tác động đến thị trường ngoại hối, hoạt động thương mại, gánh nặng nợ,...trên quy mô toàn cầu. Và sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ cũng có thể thúc đẩy các nhà đầu tư toàn cầu tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở các thị trường mới nổi. Có thể khẳng định rằng quyết định hạ lãi suất của Fed là tín hiệu tích cực cho hướng đi của nền kinh tế Mỹ. Các thị trường dường như cũng có cơ sở hơn để chia sẻ niềm tin của Fed rằng "nền kinh tế Mỹ đang trong thể trạng tốt, tăng trưởng với tốc độ vững chắc và lạm phát đang giảm dần". Với một thực thể kinh tế lớn như Mỹ, việc tăng/giảm lãi suất của Fed ngay lập tức sẽ có tác động dây chuyền tới các thị trường tài chính toàn cầu, cũng như làm thay đổi cục diện xu hướng đầu tư, xuất nhập khẩu...trong một thời gian nhất định. Đối với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, việc nắm bắt động thái, xu hướng để kịp thời có những quyết sách linh hoạt được coi là một trong những điểm mấu chốt quyết định để tạo nên sự thành công trong phát triển kinh tế. Thương trường là chiến trường, trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên một thế giới phẳng, hơn ai hết, người nắm được thông tin sớm nhất sẽ là người có cơ hội chiến thắng. Tuy nhiên, để biến cơ hội thành hiện thực, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng ứng biến cũng như chiến lược lâu dài của mỗi doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam. Việc Fed giảm lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm, được coi là mở đầu cho chu kỳ nới lỏng tiền tệ sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế toàn cầu, và Việt Nam không là ngoại lệ.
- Từ khóa :
- bình luận
- hạ lãi suất
- fed
- cục dự trữ liên bang
Tin liên quan
-
Giá vàng
Thị trường vàng tiếp tục hưởng lợi từ quyết sách của Fed
06:50' - 20/09/2024
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng hơn 1% trong phiên giao dịch 19/9 nhờ tác động từ quyết định giảm mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed báo hiệu kỷ nguyên nới lỏng tiền tệ
17:57' - 19/09/2024
Quyết sách mới cho thấy Fed bắt đầu khởi động chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ sau đợt thắt chặt kéo dài kể từ đại dịch COVID-19.
-
Tài chính
Các Ngân hàng Trung ương vùng Vịnh "nối gót" Fed cắt giảm lãi suất
11:16' - 19/09/2024
Ngày 18/9, hầu hết các Ngân hàng Trung ương tại các quốc gia vùng Vịnh đã cắt giảm lãi suất chủ chốt, tiếp bước quyết định tương tự của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa đưa ra trước đó cùng ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37'
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00'
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.