Đánh giá giữa kỳ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 8
Ngày 5/7 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (Keidanren) tổ chức cuộc họp đánh giá giữa kỳ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 8.
Cuộc họp do ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Daisuke Okabe, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chủ trì.Tham gia cuộc họp phía Việt Nam có đại diện các Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước. Phía Nhật Bản với sự tham dự của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (KEIDANREN), JICA, JETRO, JBIC, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam...
Các nhóm công tác Việt Nam – Nhật Bản đã cùng rà soát các nhóm vấn đề, đánh giá những việc đã làm được và thảo luận các đề xuất của hai phía nhằm triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, các Bộ, ngành phía Việt Nam đã rất nỗ lực, phối hợp với phía Nhật Bản thực hiện tốt các nội dung cam kết trong Kế hoạch hành động. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động không thuận lợi, việc cam kết thực hiện Sáng kiến chung chứng tỏ sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, nhiều văn bản pháp luật đã được sửa đổi và ban hành trong khuôn khổ hoạt động của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Nhiều khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng của phía Nhật Bản đã được các bộ, ngành liên quan tiếp thu hoặc ghi nhận, tiếp tục nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách, cũng như tổ chức thực thi. Ông Daisuke Okabe, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác và tích cực triển khai đúng các cam kết trong nội dung Kế hoạch hành động để mang đến thành công của giai đoạn 8 nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển và thịnh vượng chung của cả cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam. Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4 năm 2003, là sự hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua việc thiết lập một diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản góp phần tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách cho các cơ quan chức năng của Việt Nam. Qua hơn 19 năm, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã thực hiện được 7 giai đoạn, với tổng số 473 tiểu hạng mục trong Kế hoạch hành động. Tại cuộc họp cấp cao Đánh giá cuối kỳ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 7, hai bên đã thống nhất tiếp tục triển khai giai đoạn 8 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Kế hoạch hành động giai đoạn 8 gồm 11 nhóm vấn đề, bao gồm: chế độ công bố và áp dụng án lệ/ chế độ thi hành án dân sự/ chế độ cạnh tranh; Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; cải thiện các vấn đề về môi trường lao động; thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức PPP; cải cách doanh nghiệp nhà nước và thị trường chứng khoán; phương thức thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra cơ cấu nguồn điện tốt nhất tại Việt Nam; nỗ lực cải thiện luật quy định liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên thúc đẩy nhập khẩu LNG; các vấn đề liên quan đến đất đai; công nghiệp hỗ trợ; Thúc đẩy hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và hoạt động đổi mới sáng tạo tại địa phương, doanh nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao./.- Từ khóa :
- Nhật bản
- việt nam
- quan hệ việt nam nhật bản
Tin liên quan
-
DN cần biết
Còn ít doanh nghiệp cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho Nhật Bản
14:04' - 05/07/2022
Mặc dù một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt nhưng số lượng trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản vẫn hạn chế.
-
Thị trường
Nhiều mặt hàng chống nóng tiêu thụ mạnh tại Nhật Bản
09:19' - 05/07/2022
Các sản phẩm chống nóng đang được tiêu thụ nhanh chóng tại Nhật Bản trong bối cảnh quốc gia này trải qua đợt nắng nóng kỷ lục.
-
Thị trường
Hàng Việt Nam ở Nhật Bản ngày càng đa dạng về chủng loại
16:03' - 01/07/2022
Ngày 1/7, Tuần hàng Việt Nam tại AEON đã khai mạc ở tất cả các siêu thị và cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống AEON tại Nhật Bản, thu hút đông đảo người dân Nhật Bản và người Việt Nam đang sinh sống ở đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời sự
Bộ Công Thương: Temu và Shein phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11
16:41' - 09/11/2024
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Temu và Shein phải thông báo chính thức trên các ứng dụng với người tiêu dùng Việt Nam về việc đang thực hiện đăng ký hoạt động.
-
Thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:07' - 08/11/2024
Cùng tham dự tọa đàm có các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam, lãnh đạo thành phố Trùng Khánh và đông đảo đại diện doanh nghiệp của hai nước.