Đánh giá lại quy mô GDP để nhận diện chính xác nền kinh tế
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 10, chiều 5/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giải trình làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; định hướng giai đoạn 2021-2025.
*4 bài học kinh nghiệm quý trong lãnh đạo, điều hành kinh tế-xã hội Thống nhất với đánh giá của các đại biểu Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, năm 2020 là một năm đặc biệt đối với nước ta. Ngay từ đầu năm, nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cuối năm lại phải chịu tác động rất nghiêm trọng của thiên tai.Mặc dù vậy, kinh tế-xã hội năm 2020 vẫn có rất nhiều điểm sáng, đạt những kết quả khá tích cực như kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo.
Việt Nam là một trong số rất ít các nền kinh tế trên thế giới đạt mức tăng trưởng dương... Những kết quả nổi bật nêu trên được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và ngày càng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là củng cố niềm tin và sự đồng lòng ủng hộ của người dân cả nước.
Từ những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, có 4 bài học kinh nghiệm quý giá trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội thời gian tới, đó là niềm tin và sự đồng thuận, đồng lòng ủng hộ của người dân; tinh thần đoàn kết dân tộc, nhân ái của con người Việt Nam đã trở thành động lực chủ yếu lan tỏa những hành động tốt đẹp, nhân văn trong xã hội; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, chính xác và kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và nỗ lực cố gắng của toàn hệ thống chính trị; tính tự chủ, khả năng chống chịu cũng như thích nghi của nền kinh tế là yếu tố nền tảng để nền kinh tế có thể đứng vững và vượt qua được những giai đoạn khó khăn trong quá trình phát triển. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu để tham mưu cho Chính phủ bổ sung vào hệ thống giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội của năm 2021 cũng như các năm tiếp theo. * Có cơ sở đạt được mức tăng trưởng cao vào năm 2021 Làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội về mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, trong đó có băn khoăn về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm 2021, tăng khoảng 6% là tương đối cao và khó có khả năng thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, năm 2021, dự báo Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như môi trường quốc tế còn nhiều rủi ro và bất định; cạnh tranh giữa các quốc gia lớn, suy thoái kinh tế thế giới do ảnh hưởng sâu rộng và kéo dài của dịch COVID-19; tình hình thiên tai, dịch bệnh trong nước vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, cũng cần nhận thấy bên cạnh những thách thức nêu trên, có không ít cơ hội và tiềm năng mà nền kinh tế Việt Nam có thể nắm bắt để vươn lên phát triển mạnh mẽ, như tác động tích cực của các hiệp định FTA, cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, hay quá trình chuyển đổi số thương mại điện tử, sự hình thành các ngành nghề kinh doanh mới sáng tạo từ nguồn nhân lực dồi dào, năng động trong nước. “Nếu tận dụng triệt để các cơ hội này và khắc phục được những khó khăn nội tại của nền kinh tế, khả năng đạt mức tăng trưởng cao vào năm 2021 cũng như giai đoạn 2015 là có cơ sở”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.Ông cũng cho biết thêm, mức tăng trưởng của năm 2020 dự kiến đạt thấp, đạt khoảng 2 đến 3%, cũng là căn cứ để xây dựng mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 cao hơn mức bình thường. Điều này phù hợp với các dự báo tăng trưởng của Việt Nam và các tổ chức quốc tế, phù hợp với thực tiễn tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc đặt mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 là 6% cũng là nhằm tạo ra động lực để cả hệ thống chính trị quyết tâm phấn đấu cao, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế-xã hội của giai đoạn 2021-2025. * Việc đánh giá lại quy mô GDP được thực hiện chặt chẽ, khoa học Trả lời các ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc đánh giá lại quy mô GDP là hoạt động cần thiết và bình thường để khắc phục các vấn đề mà đánh giá thường xuyên không thực hiện, qua đó nhận diện được chính xác, toàn diện quy mô của nền kinh tế, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ trưởng cũng cho biết, quá trình đánh giá lại quy mô GDP được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khoa học và đảm bảo công khai, minh bạch tất cả các thông tin; tham vấn và có sự tham gia liên tục của các nhà khoa học, quản lý, chuyên gia thống kê, chuyên gia của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc đánh giá lại quy mô GDP không làm thay đổi phương pháp tính GDP, nhưng bổ sung những thông tin và cập nhật quy định thống kê mới của quốc tế, các thông tin, dữ liệu của các cuộc tổng điều tra, báo cáo từ các bộ, ngành. Bộ trưởng đề nghị dùng thuật ngữ “GDP đánh giá lại” thay vì nói “GDP điều chỉnh”. Bộ trưởng lý giải, việc sử dụng thuật ngữ “GDP điều chỉnh” dễ gây hiểu nhầm là Việt Nam tự điều chỉnh, thay đổi phương pháp tính GDP, trong khi đây chỉ là hoạt động cập nhật, bổ sung các dữ liệu, thông tin về quy mô của nền kinh tế. "Trên cơ sở kết quả đánh giá lại, quy mô GDP bình quân của Việt Nam đã tăng thêm là 25,4%/năm", Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho hay. *Bố trí đủ vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm Liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin, đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia, ngân sách Trung ương đã bố trí đủ vốn.Theo đó, Chính phủ bố trí vốn tập trung xây dựng, hoàn thành ngay một số trục giao thông như đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông toàn tuyến từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau; giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành; cùng các dự án phát triển bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên...
Hoạt động đầu tư công đã được đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm của từng cấp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với toàn bộ quá trình đầu tư, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động đầu tư./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ba thành viên Chính phủ giải trình, làm rõ thêm ý kiến đại biểu Quốc hội
22:24' - 04/11/2020
Ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày thứ hai thảo luận về luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Ưu tiên dự án đầu tư công bảo đảm phát triển bền vững
18:56' - 04/11/2020
Tiếp tục chương trình thảo luận về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 10, ngày 4/11, đại biểu Quốc hội đã đề cập nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Siết chặt quản lý phát triển thủy điện
17:52' - 04/11/2020
Tại thảo luận ở hội trường chiều 4/11, các đại biểu quốc hội đã đề xuất Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung khung pháp lý về cấp phép thủy điện nhỏ; xem xét kỹ vấn đề thủy điện nhỏ để hạn chế phá rừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6% cho năm 2021 có khả thi
22:09' - 03/11/2020
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, kết quả thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam rất đáng ghi nhận, con số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 từ 2-3% là đáng phấn khởi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32' - 28/04/2025
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30' - 28/04/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14' - 28/04/2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
19:38' - 28/04/2025
Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:27' - 28/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại
19:20' - 28/04/2025
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tới Bộ Tài chính Việt Nam lần này sẽ góp phần cụ thể hóa những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn
18:18' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20' - 28/04/2025
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18' - 28/04/2025
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.