Đánh giá sơ bộ Khung pháp lý của Việt Nam về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
Đây là một trong những khuyến nghị được thảo luận tại Hội thảo tham vấn diễn ra vào sáng 21/10 tại Hà Nội, do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp và Chính phủ Thụy Điển tổ chức, nhằm lấy ý kiến phản hồi của đại diện các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, đối tác phát triển, các cơ quan và tổ chức phi chính phủ, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu...
Tại hội thảo, các diễn giả đều nhận định, Việt Nam đã là thành viên của nhiều cam kết quốc tế về thương mại, lao động và các tiêu chuẩn thực hành kinh doanh có trách nhiệm khác nhằm định hướng xây dựng pháp luật ở trong nước. Với đánh giá khuyến nghị này, Việt Nam nên ưu tiên hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo các biện pháp nhằm bảo vệ những nhóm yếu thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, người dân tộc thiểu số, người lao động di cư, nạn nhân của các hình thức bóc lột lao động hiện đại, người khuyết tật và người đồng tính, song tính, chuyển giới hoặc liên giới tính... Khai mạc hội thảo, bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển cho biết: “Thực hành kinh doanh có trách nhiệm là việc hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế.Theo kinh nghiệm từng triển khai, chúng tôi nhận thấy rằng, tăng trưởng kinh tế không nhất thiết phải gây tổn hại đến phát triển xã hội hoặc môi trường.
Thụy Điển đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực này, bằng cách đưa thực hành kinh doanh có trách nhiệm trở thành một phần không thể thiếu của phát triển doanh nghiệp, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững và đối thoại xã hội tại nơi làm việc”.
Tại Việt Nam, các nỗ lực nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm đã được thực hiện dưới góc độ phát triển bền vững.Trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo đã chuyển định hướng tập trung từ chiến lược phát triển kinh tế thuần túy sang phát triển bền vững.
Ngay từ năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Gần đây nhất, vào cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1362/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân.
Một trong những quan điểm chủ chốt được nêu trong Quyết định là “phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân hiệu quả, bền vững, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhận định, trên cơ sở ba trụ cột là "bảo vệ, tôn trọng và khắc phục", việc thực hành kinh doanh có trách nghiệm trước hết là doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật.Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam hướng đến cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế liên tục và phát triển bền vững.
Điều này có thể được thực hiện nhờ vào việc hoàn thiện và thực thi các quy định pháp luật có liên quan.
Cũng tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm về thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại trong khu vực Đông Nam Á - Cộng đồng kinh tế ASEAN trong bối cảnh đại dịch COVID-19; trong đó, nổi bật là kinh nghiệm của Thái Lan với các áp dụng thành công về thực hành kinh doanh có trách nhiệm và góc nhìn của các bên liên quan, từ đại diện người lao động, người khuyết tật và công ty đa quốc gia ...Các diễn giả đều thống nhất quan điểm, cần có các giải pháp cho việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.
Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen phát biểu khai mạc hội thảo, nêu rõ cơ hội thúc đẩy hành vi kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam. Bà Caitlin Wiesen chia sẻ: “Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ tình trạng bất bình đẳng và dễ bị tổn thương vốn tồn tại trước đó trong các hệ thống của chúng ta, trong cách chúng ta kinh doanh. Việt Nam đã thể hiện năng lực lãnh đạo hiệu quả tuyệt vời trong việc nỗ lực đẩy lùi đại dịch.Phục hồi và ‘chung sống’ với đại dịch COVID đã đem đến cho Việt Nam cơ hội tiếp tục vai trò lãnh đạo và xây dựng lại đàng hoàng hơn, từ việc xây dựng các doanh nghiệp có trách nhiệm với người dân và môi trường và tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không tổn hại đến mục tiêu phát triển bền vững".
Theo bà Caitlin Wiesen, không nên coi kinh doanh có trách nhiệm là tạo thêm quy định rườm rà hay rào cản hành chính, trái lại, là nền tảng thiết yếu để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam và là yếu tố không thể thiếu cho việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- kinh doanh
- trách nhiệm xã hội
- pháp lý
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Học viện Tiểu thương VPBank nhận giải thưởng dự án trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam
16:17' - 30/09/2020
Với dự án “Học viện Tiểu thương”, VPBank đã được Tạp chí Asiamoney tôn vinh là “Ngân hàng có dự án trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam” (Best Bank for Corporate social responsibility - CSR) năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
UNDP và KOICA triển khai dự án nhà máy điện Mặt Trời 18 triệu USD tại Indonesia
12:49' - 11/09/2020
UNDP và KOICA đã khởi động một dự án trị giá 18 triệu USD để cung cấp hệ thống điện Mặt Trời cho cộng đồng nông thôn ở bốn tỉnh của Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn trên thế giới
12:59'
Để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn trên thế giới
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội nào để Việt Nam có mặt trên bản đồ bán dẫn thế giới?
09:47'
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam đang sở hữu cơ hội có một không hai trong cuộc đua chinh phục vị trí quan trọng trong bản đồ công nghiệp bán dẫn của thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nốt 4/63 tiêu chuẩn để thành phố Tây Ninh đạt tiêu chí đô thị loại II
09:28'
Bộ Xây dựng vừa thẩm định Đề án phân loại đô thị và đề nghị công nhận thành phố Tây Ninh là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Những hòn ngọc xanh giữa trùng khơi
08:31'
Những năm qua, chương trình “Xanh hóa Trường Sa” được triển khai nhằm khẳng định chủ quyền, đồng thời tạo ra không gian sống xanh nơi đầu sóng, ngọn gió.
-
Kinh tế Việt Nam
Duy trì tỷ trọng đầu tư vàng hợp lý
19:33' - 26/01/2025
Giới chuyên gia dự báo thị trường vàng trong nước có thể sẽ tiếp tục tăng sau kỳ nghỉ Tết. Tuy vậy, đầu tư vàng liệu có còn "ngon ăn" như năm qua?
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo vệ lúa Đông Xuân trước rét đậm, rét hại
15:32' - 26/01/2025
Các tỉnh, thành phố phía Bắc chủ động phòng chống rét cho mạ, lúa mới cấy, lúa gieo sạ bằng các biện pháp tưới đủ nước
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo tăng trên 23%
15:32' - 26/01/2025
Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của cả nước
13:27' - 26/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện dịp Tết
21:56' - 25/01/2025
Sáng 25/1, (tức 26 Tết), đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã đến thăm, làm việc và kiểm tra công tác bảo đảm cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025.