Đánh giá tác động của dịch COVID-19 để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 21/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Các đại biểu cũng thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương). Qua thảo luận các đại biểu đề nghị Chính phủ và các cấp chính quyền có đánh giá tác động, khắc phục những hạn chế, không chủ quan, nóng vội trong công tác phòng, chống dịch và sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. *Dự toán ngân sách cần bám sát tình hình thực tế Thảo luận về việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội lưu ý, trong bối cảnh năm 2021 rất khó khăn Chính phủ đã có những điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt. Tuy nhiên, theo đại biểu cũng còn rất nhiều điểm cần phải có giải pháp căn cơ trong thời gian tới.Đại biểu lấy ví dụ trong đánh giá về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, nếu loại trừ các khoản thu tăng đột biến từ chứng khoán, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, về cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh bị hụt thu 4,9%.
"Đây là điều đáng lưu ý, nếu chúng ta tăng thu những khoản thu như trong báo cáo đánh giá, tôi cho rằng những khoản thu này không bền vững và cần phải có giải pháp trong thời gian tới, nhất là liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh", đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu dẫn trong báo cáo của Chính phủ nêu thu nội địa về thuế, phí trong 4 tháng đầu năm tăng 17,5%, nhưng đến hết tháng 6 chỉ còn tăng 9,1% và đến tháng tháng 9 giảm 26,5 % so với cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 8 tháng giảm rất mạnh nhưng trong khi đó ước dự toán cả năm lại tăng 1,7%, tăng vượt 22.000 tỷ đồng. "Tôi cho rằng việc dự toán của năm 2021 chúng ta chưa sát, chưa đánh giá hết được tình hình thực tế", đại biểu Giang nói. Về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2022, theo đại biểu, Nghị quyết của Quốc hội đã cho tỷ lệ huy động là 16% nhưng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh, tỷ lệ huy động như Chính phủ đề xuất là 15,1% GDP là phù hợp, trong đó thuế, phí là 12,7%.Tuy nhiên, đại biểu lưu ý thu từ dầu thô dự kiến chiếm khoảng 2% tổng thu ngân sách nhà nước nhưng dự toán tại thời điểm này là 60 USD/thùng mà trong khi đó trên thực tế giá dầu thô bây giờ không còn ở mức 60 USD.
Trong năm 2022, tình hình dịch bệnh có thể còn tiếp tục diễn biến phức tạp và việc mà một số ngành nghề như du lịch, hàng không, logistics cũng có thể tiếp tục bị ảnh hưởng, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có những dự báo chính xác, tính toán khả năng giảm thu. *Chủ trương đúng nhưng nhận thức người thực hiện chưa đúng Cơ bản đồng ý với các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Chu Hồi (Hải Phòng) đánh giá các báo cáo được chuẩn bị rất kỹ, chi tiết.Theo đại biểu, trong cuộc chiến chống COVID-19, đặc biệt qua đợt bùng phát dịch thứ tư chưa có tiền lệ vừa qua, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 30 và các quyết sách chưa có tiền lệ. Qua đó, đáp ứng rất kịp thời và thể hiện vai trò của Quốc hội đồng hành với Chính phủ trong phòng, chống dịch.
Kết quả của những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân cả nước là đến nay cơ bản nước ta đã kiểm soát được dịch bệnh, bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, đó là thích ứng an toàn với dịch bệnh đi cùng với việc phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, để công tác phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế-xã hội được diễn ra bền vững, đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho rằng, cần đặc biệt coi trọng mặt nhận thức của lãnh đạo các cấp và người dân.Theo đại biểu, qua quan sát của cá nhân và cử tri phản ánh, nhiều chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất đúng nhưng quá trình tổ chức thực hiện thường vướng. Và điều này bắt nguồn từ nhận thức của người thực hiện chưa đúng.
Lưu ý nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại vẫn còn rất cao, đại biểu bày tỏ lo ngại, khi Chính phủ nới lỏng giãn cách, chuyển trạng thái sang bình thường mới, nhiều nơi đã xuất hiện tâm lý chủ quan, người dân ra đường không đeo khẩu trang, ngồi tụ tập đông người, không tuân thủ nguyên tắc 5K. “Chúng ta không có chế tài mạnh và không giữ được những nguyên tắc để xử phạt một cách nghiêm minh như trước thì mức độ tuân thủ sẽ thấp, sẽ thành nhờn luật và khả năng bùng phát trở lại rất dễ”, đại biểu Hồi nói. Bên cạnh vấn đề nhận thức, theo đại biểu Nguyễn Chu Hồi, trong phòng, chống dịch COVID-19 có hai vế: phòng và chống. Trong phòng, đại biểu nhất trí với ý kiến cho rằng khâu dự báo vừa qua vẫn yếu.Đại biểu nhấn mạnh, dự báo, cảnh báo rất quan trọng đối với các cuộc chiến, đặc biệt với những đối thủ được gọi là vô hình. Theo đại biểu, công tác dự báo tới đây cần ứng dụng nhiều hơn nữa khoa học công nghệ.
Cũng liên quan đến yếu tố khoa học công nghệ, đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho rằng, hiện nay, ngoài việc đẩy mạnh ngoại giao vaccine; phủ rộng và tiêm vaccine thì cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn thuốc điều trị. *Hai vấn đề nóng cử tri đang mong đợi Tham gia thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, báo cáo của Chính phủ chuẩn bị rất kỹ, rất công phu; các báo cáo thẩm tra rất sâu sắc, thẳng thắn, mang tính phản biện cao, nhưng cũng mang tính xây dựng. Theo Chủ tịch Quốc hội, điều nhân dân, cử tri cả nước đang mong đợi nhất lúc này với những quyết sách của Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội đó là: tới đây công tác phòng, chống dịch thế nào? Phục hồi, phát triển kinh tế xã hội ra sao? "Đây là những vấn đề rất quan trọng mà cử tri rất mong muốn. Chắc chắn Quốc hội sẽ có ban hành nghị quyết và nói rõ hai vấn đề này" – Chủ tịch Quốc hội cho biết. Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, trước khi tiến hành Kỳ họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức nhiều hoạt động trao đổi, tọa đàm, lắng nghe các doanh nghiệp trong, ngoài nước, các nhà khoa học, chuyên gia ở rất nhiều cấp độ khác nhau.Mục tiêu là để tìm lời giải tốt nhất cho hai vấn đề lớn trên. Đa số các ý kiến bày tỏ mong muốn trong mọi tình huống, hết sức tránh nóng vội, chủ quan và cũng phải đề phòng khắc phục việc chuyển trạng thái từ cực này sang cực khác quá nhanh.
Đồng tình với một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần có những đánh giá tác động toàn diện của dịch COVID-19 đối với kinh tế-xã hội để làm căn cứ cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phòng, chống và thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, cũng như ban hành các chính sách kinh tế-xã hội cho sát đúng với yêu cầu của thực tiễn. Chủ tịch Quốc hội cho biết, chiến lược, kế hoạch tổng thể phòng, chống và thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh đã được Hội nghị Trung ương 4 thảo luận.Lần này, Quốc hội thảo luận tiếp, nhưng tất cả đều thống nhất rất cao với việc cần phải có đổi mới tư duy như trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương vừa rồi và đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn, linh hoạt và có hiệu quả với dịch bệnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Chương trình tổng thể để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội quan trọng phải kèm theo đó là điều chỉnh chính sách tài khóa tiền tệ và phối hợp hai chính sách để phục vụ cho chương trình tổng thể về phục hồi lẫn phát triển kinh tế. Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết thêm, chương trình phải đi kèm với nguồn lực thực hiện. Tuy nhiên, đến nay, do vấn đề chuẩn bị nên tại kỳ họp lần này Quốc hội chưa thể xem xét, thông qua gói tài chính thực hiện chương trình tổng thể phục hồi kinh tế-xã hội.Chủ tịch Quốc hội cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tính vận dụng Điều 53 của Luật Tổ chức Quốc hội để xin phép Quốc hội tổ chức thêm một kỳ họp bất thường vào tháng 12 tới nhằm quyết đáp vấn đề này cùng một số nội dung quan trọng khác chưa chuẩn bị kịp cho Kỳ họp thứ 2./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đề xuất nhiều giải pháp phục hồi kinh tế sau dịch
14:38' - 21/10/2021
Tiếp tục chương trình Quốc hội khoá XV, các đại biểu đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội thông qua các khoản đầu tư lớn
10:05' - 21/10/2021
Tổng thống Mỹ cho rằng cần ngân sách trị giá 1,2 nghìn tỷ USD để sửa chữa cơ sở hạ tầng đã xuống cấp từ lâu ở nước này và một ngân sách lớn hơn dành cho chăm sóc trẻ em và các lĩnh vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về các vấn đề kinh tế- xã hội và 2 dự án Luật
08:19' - 21/10/2021
Sáng 21/10 các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022...
-
Kinh tế Việt Nam
Những nội dung chính của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
16:26' - 20/10/2021
Ngày 20/10/2021, khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.