Đánh giá tác động của một số chính sách trong xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức Hội thảo "Đánh giá tác động của một số chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Hội thảo này là cơ hội để giới trí thức, khoa học Thủ đô trao đổi, thảo luận, phân tích, dự báo tác động tích cực, tiêu cực của một số chính sách đề xuất trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045", xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Tại hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội - Tiến sĩ Lê Xuân Rao cho biết, qua hơn 8 năm thực hiện, Luật Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả trong thực tiễn, song cũng bộc lộ một số tồn tại và yêu cầu mới trong bối cảnh mới.
Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã có kế hoạch đánh giá kết quả thi hành luật và nghiên cứu đề xuất chính sách lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đánh giá, chính sách phát triển, cải tạo, chỉnh trang đô thị có tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành và được quy hoạch cụ thể trong các điều của Luật Thủ đô 2013.Điển hình như: Quản lý, phát triển nhà ở (3 chính sách); đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển đô thị, thương mại, công nghiệp (2 chính sách); xây dựng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh (6 chính sách); bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô (5 chính sách); tăng thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính (3 chính sách); bảo vệ môi trường (4 chính sách); liên kết phát triển vùng Thủ đô (5 chính sách)...
Mặc dù vậy, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm vẫn cho rằng trong các đề xuất trên còn thiếu một số chính sách đặc thù được xác định trong định hướng phát triển Thủ đô. Đó là các chính sách về phát triển đô thị mới, đô thị vệ tinh, đô thị thông minh; phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng sống của nhân dân Thủ đô; quản lý, phân bố dân số.Mặt khác, một số đề xuất cũng cần xem xét, điều chỉnh như không nên giới hạn nội đô lịch sử bởi Hà Nội là nội đô lịch sử, trong phát triển ngoài nội đô lịch sử còn nhiều khu vực cần hài hòa giữa phát triển với cải tạo, chỉnh trang, như các khu cảnh quan, thành cổ Sơn Tây, thị trấn sinh thái.
Hay phát triển hạ tầng kỹ thuật cần đảm bảo hài hòa trong phát triển đô thị, không nên quá nhấn mạnh vì thương mại công nghiệp; đề xuất liên quan đến bảo vệ môi trường cần đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu…
Đáng chú ý, theo Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, liên kết vùng là chính sách có tính đặc thù với Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, liên kết vùng không nên chỉ giới hạn trong vùng Thủ đô vì Hà Nội còn được xác định vai trò với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Luật Thủ đô 2013 có đề cập đến trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Điều 23 về chỉ đạo, điều phối cơ chế phối hợp trong vùng Thủ đô, vì vậy, trong bối cảnh giai đoạn tới rất cần có chính sách đặc thù của Thủ đô không chỉ với vùng Thủ đô (10 tỉnh, thành) mà còn với vùng Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh), vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh, thành phố). "Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, để phát triển tổng thể, hữu cơ thành một thể thống nhất các vùng nêu trên cần xác lập vai trò Thủ đô trong quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, liên kết các tỉnh trong vùng và điều phối phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng, quản lý phân bổ dân cư, phát triển đô thị bền vững", Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh. Đề cập đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, Tiến sĩ Trần Danh Lợi - Ủy viên Thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội cho rằng, sau 10 năm thực hiện Luật Thủ đô, đô thị nội đô đang được phát triển theo hướng cứ có đất là xây nhà cao tầng, trung tâm thương mại, dẫn đến thành phố đang có quá nhiều tòa nhà cao tầng nhưng không gian cho đô thị phát triển bền vững như công viên, công trình công cộng, đường giao thông lại quá ít và không đạt chỉ tiêu yêu cầu. Từ những bất cập đó, Tiến sĩ Trần Danh Lợi đề xuất phải nhanh chóng có quy hoạch cho không gian ngầm Hà Nội để kêu gọi đầu tư cho hệ thống đỗ xe.Trước mắt, có thể làm ngay cho nơi đỗ xe tại các sân bay có thể 3 đến 5 tầng ngầm, tránh việc đỗ xe tự phát các khu vực lân cận không gian quy hoạch và phát sinh nhiều tiêu cực xã hội như sân bay Quốc tế Nội Bài, các khu vực ngầm dưới công viên trong vùng nội thành.
Đặc biệt, ga Hà Nội cần sớm được quy hoạch không gian ngầm cho các tuyến metro sao cho không gian ngầm tại đó bảo đảm không gây khó khăn cho nhau khi các tuyến trung chuyển tại đây. Bên cạnh đó, Hà Nội cần đẩy mạnh phát triển vận tải công cộng, hạn chế phương tiện ô tô, giảm phương tiện cá nhân và quy hoạch có tầm nhìn cho các bến bãi có kết nối với giao thông đối ngoại…
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường kiến nghị, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp quản lý hệ thống nước bền vững cho Hà Nội với đa mục tiêu: Bảo đảm cấp nước bền vững, bảo vệ môi trường và vòng tuần hoàn nước tự nhiên, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu.Các giải pháp quản lý tài nguyên nước (trung hạn và dài hạn) dựa trên các yêu cầu về quy hoạch, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, có tính đến sự biến đổi khí hậu…
Cũng tại hội thảo, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tiếp thu nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, di sản văn hóa, nông nghiệp… và khẳng định, tất cả các ý kiến sẽ được đơn vị tổng hợp, báo cáo thành phố để Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng với chất lượng cao./.>>>Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị lấy ý kiến vào nội dung dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)
Tin liên quan
-
Thời sự
Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Phần 2)
20:52' - 05/05/2022
Ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Bất động sản
Tăng hiệu quả quản lý, sử dụng biệt thự công
09:49' - 15/04/2022
Trên địa bàn Thủ đô, biệt thự cũ chủ yếu được xây dựng từ trước năm 1954 và ở tại các vị trí đẹp, có diện tích khá lớn trên các tuyến phố chính, thuận lợi giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cần chính sách nào để phát triển đô thị và hạ tầng giao thông bền vững?
18:03' - 12/04/2022
Ngày 12/4, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học về một số chính sách liên quan đến phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, liên kết, phát triển vùng Thủ đô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững cực tăng trưởng khu vực phía Bắc với mục tiêu hai con số
18:05' - 18/07/2025
Hải Phòng đang triển khai loạt giải pháp đột phá nhằm mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực, trọng điểm
18:04' - 18/07/2025
Trong các tháng cuối năm 2025, thành phố Đà Nẵng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân được giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
17:19' - 18/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định về việc điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn sẽ vận hành trở lại vào tháng 8
15:09' - 18/07/2025
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Sơn (LSP) chủ đầu tư Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP) cho biết, Tổ hợp này sẽ được vận hành trở lại vào tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào dịp Quốc khánh 2/9
14:41' - 18/07/2025
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài dài 51km dự kiến sẽ khởi công dịp chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh với gói thầu đầu tiên triển khai là rà phá bom mìn và di dời hạ tầng kỹ thuật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp xác định tăng trưởng từ “kiềng ba chân” kinh tế
12:37' - 18/07/2025
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, ngay từ đầu năm đã xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai đồng bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa sẽ khởi công 4 dự án quy mô lớn chào mừng Quốc khánh 2/9
12:37' - 18/07/2025
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam, qua rà soát, tỉnh có 4 dự án đủ điều kiện khởi công, đăng ký tham gia lễ khởi công chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9.
-
Kinh tế Việt Nam
Môi trường kinh doanh minh bạch “hút” dòng vốn FDI
12:24' - 18/07/2025
Số lượng dự án đầu tư mới tăng lên cho thấy niềm tin của nhà đầu tư FDI với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố, không chỉ đến đầu tư mới mà còn mở rộng quy mô hoạt động hiện hữu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
10:11' - 18/07/2025
Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.