Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ sân bay Long Thành
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án quốc gia đang triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 1 của dự án dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2026. Để kịp thời đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu vận hành giai đoạn 1 của dự án, tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng các đơn vị đã và đang triển khai công tác đào tạo nguồn lao động; trong đó, có người dân bị thu hồi đất để phục vụ dự án.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho dự án, Cục Hàng không Việt Nam đã dự báo nhu cầu nhân sự và lao động phục vụ xây dựng và khai thác dự án là 13.769 người.
Trước yêu cầu trên, ngày 7/2/2025, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số 366/QĐ-UBND về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, việc đào tạo nhân lực tại địa phương phục vụ trong và ngoài Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đặc biệt là ưu tiên đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất thuộc dự án để phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành đảm bảo về số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm tại dự án trở nên cấp thiết. Nhu cầu 5 lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 gồm: lĩnh vực cảng hàng không, với nhu cầu lao động là 2.961 người; lĩnh vực quản lý bay, nhu cầu lao động là 881 người; lĩnh vực vận tải hàng không, nhu cầu lao động là 828 người; lĩnh vực cung cấp dịch vụ hàng không nhu cầu lao động là 8.909 người; lĩnh vực cảng vụ hàng không, nhu cầu lao động là 190 người. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dân số trên địa bàn tỉnh hiện nay hơn 3 triệu người. Độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 1,75 triệu người, thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn. Cùng với đó, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 trường đại học và 15 trường cao đẳng, trung cấp, hàng năm có quy mô khả năng tuyển sinh đào tạo từ 20.000 đến 25.000 người đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong và ngoài Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Để đảm bảo đủ nhân lực phục vụ cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giai đoạn 2024-2026, Đồng Nai tập trung đào tạo, thu hút và cung cấp đủ nhân lực cho các ngành nghề, vị trí công việc phục vụ trực tiếp cho hoạt động của sân bay với khoảng 1.600 người, bao gồm các chuyên ngành như: quản lý sân bay, bảo vệ an ninh hàng không, khai thác vận hành sân bay, kỹ thuật bảo trì, và các dịch vụ hỗ trợ hành khách.Trong số đó, ưu tiên cho người lao động thuộc các hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, với 3 nhóm lao động chính như sau: Nhân viên bốc xếp hành lý, hàng hóa; nhân viên vệ sinh máy bay. Nhóm nhân viên lái vận hành trang thiết bị mặt đất. Và nhóm nhân viên phục vụ hành khách; nhân viên hướng dẫn xếp, điều phối chuyến bay và nhân viên kiểm soát tải.
Giai đoạn 2027-2030, tổ chức đào tạo cho 3.200 người (bình quân mỗi năm đào tạo 800 lao động), trong đó lồng ghép đào tạo và thu hút lao động đã được đào tạo cho 2.800 người và đặt hàng đào tạo cho 400 người với các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực hàng không để đáp ứng nhân lực phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành với 3 nhóm lao động chính nêu trên. Tổng kinh phí thực hiện Đề án hơn 121 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn doanh nghiệp đóng góp. Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, có tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD, chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 là hơn 5,4 tỷ USD. Giai đoạn 1, dự án được đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2026. Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất nước ta trong tương lai, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Sân bay Long Thành dự kiến sẽ đóng góp vào quy mô GDP Việt Nam năm 2030 khoảng 0,98%, tạo ra 200.000 việc làm và có ý nghĩa lan tỏa tới tổng thể kinh tế - xã hội nước ta.Tin liên quan
-
DN cần biết
Sớm tái khởi động đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân
10:50' - 03/02/2025
Để phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân, cần phải khẩn trương dự kiến được nhu cầu, quy mô lĩnh vực chuyên môn cần đào tạo trong thời gian sớm nhất.
-
Doanh nghiệp
Microsoft đào tạo về trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng cho 1 triệu người
06:30' - 02/02/2025
Chủ tịch Microsoft Châu Phi, Lillian Barnard cho biết Microsoft đã đặt mục tiêu cung cấp cơ hội đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) và an ninh mạng cho 1 triệu người ở Nam Phi vào năm 2026.
-
Kinh tế và pháp luật
Quy định mới tiêu chuẩn trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của điều dưỡng hạng IV
07:00' - 28/01/2025
Thông tư số 02/2025/TT-BYT ngày 9/1/2025 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của điều dưỡng hạng IV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 4: “Mỏ vàng” tín chỉ carbon
22:03' - 10/02/2025
Với các lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng đều có triển vọng chuyển hướng canh tác, nông nghiệp Đông Nam Bộ đang có cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 3: Nâng cấp chuỗi giá trị nông sản chủ lực
22:02' - 10/02/2025
Đông Nam Bộ đang cơ cấu lại ngành nông nghiệp; trong đó đẩy mạnh nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tập trung phát triển nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Hải Phòng "hút" dòng vốn FDI công nghệ cao
21:56' - 10/02/2025
Chiều 10/2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng đoàn công tác thành phố đã đến thăm, động viên một số doanh nghiệp tiêu biểu trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 2: Bước tiến lớn từ nông nghiệp thông minh
21:50' - 10/02/2025
Tại Đông Nam Bộ, nông nghiệp thông minh đang mở ra những triển vọng, tương lai mới cho ngành nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ – Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế
21:45' - 10/02/2025
Vùng Đông Nam Bộ đang phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, thông minh, bền vững, tiếp tục khẳng định là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Bắc - Nam: Ngày đêm đại công trường, quyết tâm về đích
19:59' - 10/02/2025
Trên công trường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh, các đơn vị thi công đã đưa công nhân, máy móc, phương tiện đang ngày đêm "vượt rét, thắng mưa" để đưa dự án về đích đúng hẹn.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cần thiết bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc
19:28' - 10/02/2025
Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến khởi công đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cuối năm 2025
19:17' - 10/02/2025
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là dự án có mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn phương án kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
18:08' - 10/02/2025
Ngày 10/2, tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra Hội nghị xem xét phương án kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.