Sớm tái khởi động đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân

10:50' - 03/02/2025
BNEWS Để phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân, cần phải khẩn trương dự kiến được nhu cầu, quy mô lĩnh vực chuyên môn cần đào tạo trong thời gian sớm nhất.

Trường Đại học Điện lực là một trong sáu cơ sở đào tạo nhân lực hạt nhân trên toàn quốc theo Quyết định 1558 của Thủ tướng Chính năm 2010 về Đề án đào tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho dự án điện hạt nhân tái khởi động, năm học 2025-2026, nhà trường dự kiến tuyển 50-100 sinh viên .  Nhưng đây không phải là điều dễ dàng.
PV: Ông Trịnh Văn Toàn - Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Điện lực  Hiện nay, nghị quyết của Quốc hội đã được ban hành. Tuy nhiên, để công tác đào tạo nó dược thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu như phóng viên vừa nói, cũng cần công tác quảng bá về cái điện hạt nhân này để người học, các thí sinh năm nay nắm bắt. Các em có thể coi đây là mội cái hướng để mình thi vào. Năm 2025 này chúng tôi sẽ đưa vào đề án tuyển sinh thu hút càng nhiều càng tốt.

 

Hai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận khi triển khai, nhu cầu sẽ cần khoảng 2.400 người. Ngoài ra, còn các nguồn nhân lực hỗ trợ khác. Nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là một hệ sinh thái gồm nhiều ngành từ kĩ thuật cơ khí, vận hành lò, hạt nhân. Đây là một thách thức lớn.
Ông Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương cho biết: Theo khuyến cáo của Tổ chức Năng lượng nguyên tử IATA, chúng ta nếu dự kiến có 2 tổ máy khoảng 2x2000 MW thì cần 600-1200 người có trình độ trung cấp đến Đại học – và cần 5-10 năm để đào tạo. 

Như vậy, yêu cầu về thời gian đào tạo cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số vị trí quan trọng trong nhà máy điện hạt nhân có thể phải từ 5-10 năm. Do đó, để đào tạo và cung ứng kịp thời nguồn nhân lực điện hạt nhân, việc bắt tay vào xây dựng chương trình, nội dung đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho điện hạt nhân phải được tiến hành ngay, không chậm trễ.
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: "Chúng ta phải có 1 chương trình tổng thể hơn không chỉ tập trung vào 2 nhà máy mà còn cả chương trình điện hạt nhân có nhiều nhà máy hơn với 3 nhóm gồm quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, vận hành trực tiếp".

Trong chỉ thị đầu tiên ngày đầu năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm. Mục tiêu là tới năm 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng - Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân. Thực hiện chỉ thị này cần đi kèm với công tác chuẩn bị của cả hệ thống, nhất là khâu nhân lực./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục