Dập dịch tả lợn châu Phi: Nước xa có cứu được lửa gần?
Dự báo từ các tổ chức quốc tế và cơ quan chức năng cho thấy, thời gian tới dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nguy cơ lây lan ra 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước là khó tránh khỏi, khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng lớn tới phát triển ngành chăn nuôi. Trước những thách thức này, người chăn nuôi đang rất trông chờ vào những giải pháp thiết thực và những chính sách hỗ trợ phù hợp từ Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.
*Nan giải bài toán kinh phí Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, dù nhiều địa phương đã chủ động dập dịch, chặn đà lây lan nhưng vẫn không xuể, đã xuất hiện nhiều bất cập trong việc phòng chống dịch, nhất là về kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại và tiêu hủy lợn bệnh.Trong số này, các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất cả nước về dịch tả lợn châu Phi khi 30% tổng đàn lợn bị tiêu huỷ (trong khi bình quân tiêu huỷ lợn dịch của cả nước là 7%).
Đáng chú ý, tại những địa phương có dịch như: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang..., dịch bệnh đang lan rộng ra nhiều huyện, xã của địa phương đó. Do ngân sách eo hẹp nên nhiều địa phương đã phải đề nghị hỗ trợ kinh phí khẩn cấp từ ngân sách Trung ương để tiếp tục dập dịch.
Đơn cử như tỉnh Nam Định có tổng đàn lợn khoảng 800.000 con. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ ngày 1/3 và đến nay đã có hơn 220.000 con bị tiêu hủy, chiếm hơn 30% tổng đàn. Theo bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, tính đến nay số tiền hỗ trợ của tỉnh vào khoảng 450 tỷ đồng, trong khi quỹ dự phòng của tỉnh chỉ là 100 tỷ đồng; ngân sách Trung ương lại chưa hỗ trợ kịp. Tương tự, tỉnh Thái Bình cũng đã chi trả hỗ trợ 150 tỷ đồng cho 70.000 tấn thịt lợn bị tiêu huỷ nhưng vẫn còn rất thiếu. Theo ước tính của địa phương này thì số tiền hỗ trợ cũng phải lên tới 470 tỷ đồng… Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn, Hà Nội áp dụng hỗ trợ không dưới 38.000 đồng/kg theo chính sách của Chính phủ. Khi giá lợn xuống thấp, Sở đã trình UBND thành phố mức hỗ trợ bằng 80% mức giá do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam công bố, nhằm tránh xảy ra tình trạng trục lợi hỗ trợ do giá hỗ trợ cao hơn giá thị trường. Thành phố Hà Nội lấy nguồn từ Quỹ Dự phòng thiên tai để chi trả. Đấy là với thành phố lớn như Hà Nội, với nguồn ngân sách dồi dào từ nhiều nguồn, còn nhiều địa phương khác thì kinh phí chống dịch, hỗ trợ cho người chăn nuôi và tiêu hủy lợn bệnh quả là bài toán nan giải vào lúc này. Trước thực trạng này, trong cuộc họp mới đây do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết của Chính phủ thay thế cho các nội dung tại Nghị quyết số 16 về một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chính phủ thống nhất mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi 25.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt các loại (tương đương 66% giá thành); 30.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác (tương đương 79% giá thành).Việc hỗ trợ dựa trên giá thành sản xuất sẽ ổn định hơn là hỗ trợ theo giá thị trường và sát với chi phí thực tế chăn nuôi lợn của người dân, tạo sự công bằng hơn giữa các địa phương.... Hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi giữ lợn giống mức 500.000 đồng/con, điều chỉnh mức tăng hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật...
Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị dự thảo Nghị quyết giao các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ để xử lý công việc; trong đó đề nghị Bộ Tài chính làm thủ tục tạm ứng khoảng 1.200 tỷ đồng cho các địa phương trong vùng để hỗ trợ dân có lợn bị dịch. *Cấp đông có khả thi? Cùng với những giải pháp cấp bách để kiểm soát dịch tả lợn châu Phi, việc cấp đông thịt lợn sạch cũng là một trong những giải pháp được tính đến nhằm bảo đảm nguồn cung ứng thịt lợn dịp cuối năm. Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai việc mua tạm trữ, cấp đông thịt lợn.Theo đánh giá của ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hiện nay, khả năng cấp đông của các doanh nghiệp thu mua, giết mổ và chế biến còn hạn chế, việc cấp đông, sản phẩm thịt lợn trong một thời gian dài với khối lượng lớn sẽ gặp khó khăn về nguồn lực cơ sở hạ tầng cũng như tài chính.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của các cơ sở giết mổ tập trung còn hạn chế, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu về giết mổ của cơ sở chế biến, cấp đông. Bởi cả nước chỉ có 387 cơ sở giết mổ tập trung trong khi có hơn 27.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng. Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty VISSAN chia sẻ, việc cấp đông thịt lợn cần phụ thuộc vào năng lực giết mổ, việc pha lọc thịt cấp đông cần lao động có tay nghề. Hiện tại, công ty đưa ra thị trường mỗi ngày khoảng 1.200 con, trong thời gian vừa rồi đã triển khai với các đơn vị bảo đảm được các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật. Tuy nhiên do qua nhiều khâu cấp đông, vận chuyển, hao hụt nên giá thành thịt đông cao và nếu cấp đông, trữ đông thì cũng chưa biết bao giờ giải phóng hàng tồn kho. Đây là rủi ro cao của doanh nghiệp, do phụ thuộc vào đàn lợn xuất chuồng vào mỗi thời điểm như thế nào. Vì thế, ông Nguyễn Ngọc An kiến nghị doanh nghiệp cần được hỗ trợ về lãi suất, thời hạn trả vốn vay. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, việc thu mua thịt lợn để cấp đông của Chính phủ trước hết nhằm giảm khó khăn cho người nông dân trong tình hình hiện nay. Bộ Công Thương sẽ sớm đề xuất với các cấp thẩm quyền để ban hành chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực thu mua thực phẩm, nhất là thịt lợn cấp đông. Trước mắt, tập trung vào việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện việc thu mua lợn sạch trong vùng có dịch để tiêu thụ và cấp trữ đông nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh và thiệt hại cho người chăn nuôi. Đồng thời giữ ổn định giá lợn không bị rơi xuống thấp và có nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu thị trường thời gian tới; không để sốt giá thịt lợn vào những tháng, quý tới nhất là vào các tháng cuối năm. Các ngành chức năng cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ có cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc cấp đông, dự trữ thịt lợn, như chi phí lưu kho, một phần lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ 100% tiền điện phục vụ cấp đông, 50% lãi suất ngân hàng, 100% chi phí kiểm dịch cho sản phẩm thịt đưa vào cấp đông… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đề nghị và phối hợp với các tổ chức quốc tế như OIE, FAO và các nước Hoa Kỳ, Australia, Anh... hỗ trợ Việt Nam trong việc khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, bao gồm: chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, tăng cường năng lực phòng thí nghiệm, dịch tễ, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và nghiên cứu sản xuất vắc xin... Tính đến ngày 12/6/2019, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 55 tỉnh, thành phố trên cả nước với hơn 2,3 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh
17:48' - 11/06/2019
Với việc phát hiện trường hợp lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi, Tp. Hồ Chí Minh phải triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch theo kịch bản đã ban hành trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch tả lợn châu Phi: Hỗ trợ theo phương án nào là hợp lý?
16:16' - 04/06/2019
Đã có hai phương án được đưa ra bàn thảo trong buổi làm việc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với đại diện 35 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng về phòng chống dịch tả lợn châu Phi
09:34' - 04/06/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có Công điện gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiểm soát chặt hoạt động các cơ sở giết mổ để phòng dịch tả lợn châu Phi
20:44' - 03/06/2019
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, các địa phương trong cả nước đang thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát chặt hoạt động các cơ sở giết mổ để đề phòng dịch bệnh lây lan.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch tả lợn châu Phi: Không được phép lơ là chủ quan
16:24' - 03/06/2019
Tính đến ngày 3/6, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 52 tỉnh, thành trên cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.