Đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán phái sinh
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, nghị định mới về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh ra đời nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc, phù hợp với yêu cầu phát triển mới của thị trường và phù hợp với Luật Chứng khoán (sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2021.
Trước đó ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh thay thế Nghị định số 42/2015/NĐ-CP. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định, Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015 đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng pháp lý đầu tiên để triển khai thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Điều này, góp phần giúp thị trường chứng khoán phái sinh đạt được kết quả thành công ban đầu. Đến nay, sau hơn 3 năm đi vào vận hành kể từ ngày 10/8/2017, thị trường chứng khoán hoạt động thông suốt với 2 sản phẩm giao dịch là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 5 năm. Theo đó, hoạt động giao dịch Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tăng trưởng mạnh ở tất cả các chỉ tiêu như: khối lượng giao dịch bình quân/phiên năm 2020 đạt 158.390 hợp đồng/phiên, tăng 78,49% so với năm 2019, gấp 2 lần so với năm 2018 và gấp hơn 14 lần so với năm 2017. Khối lượng hợp đồng mở (OI) tính đến cuối năm 2020 đạt 40.339 hợp đồng, tăng 142,64% so thời điểm cuối năm 2019 và gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2017. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đạt 173.395 tài khoản, tăng 88% so với cuối năm 2019. Tính đến cuối năm 2020, thị trường chứng khoán phái sinh đã có 20 thành viên đều là công ty chứng khoán và đã có gần 80 triệu hợp đồng được giao dịch. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Nghị định số 42/2015/NĐ-CP đã thiết lập khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh phát triển theo đúng lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam; hoàn thiện cấu trúc thị trường chứng khoán theo hướng bổ sung thị trường phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ phát triển các mảng thị trường cơ sở như cổ phiếu, trái phiếu. Nghị định đã tạo cơ sở để xây dựng các văn bản hướng dẫn như thông tư, quy chế và chế độ kế toán, thuế, phí, lệ phí cho vận hành một thị trường bậc cao mới, đảm bảo thị trường chứng khoán phái sinh được vận hành an toàn, trật tự, công bằng, minh bạch và bền vững. Dù vậy, Nghị định số 42/NĐ-CP được ban hành trước khi thị trường chứng khoán phái sinh được vận hành chính thức nên quá trình thực thi Nghị định cũng đã bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 (gọi tắt là Luật Chứng khoán 2019) đã được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đòi hỏi sự cần thiết phải có những hướng dẫn mới về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán. Cụ thể như một số quy định tại Nghị định số 42/2015/NĐ-CP về quyền của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam; quyền và trách nhiệm của thành viên bù trừ và nhà đầu tư; quy trình xử lý rủi ro mất khả năng thanh toán; quỹ bù trừ; các biện pháp bảo đảm thanh toán và cơ chế phòng ngừa rủi ro thanh toán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán … Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định còn chưa được đầy đủ và cụ thể so với thực tiễn yêu cầu, cần phải bổ sung các quy định này nhằm quy định đầy đủ, bao quát cơ chế phòng ngừa và xử lý các rủi ro có thể phát sinh, đảm bảo tính an toàn và ổn định cho thị trường chứng khoán phái sinh trong bối cảnh thị trường chứng khoán phái sinh ngày càng phát triển hơn. Một số quy định chưa phù hợp đang được quy định tại Thông tư hướng dẫn Nghị định số 42/2015/NĐ-CP của Bộ Tài chính (Thông tư số 11/2016/TT-BTC) như điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (điều kiện về kết quả kinh doanh, an toàn tài chính); quy định trình tự, hồ sơ, thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh chứng khoán phái sinh; Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh; việc đình chỉ chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh; cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh… Bên cạnh đó, về các điều kiện và quy trình, hồ sơ thủ tục đăng ký làm thành viên giao dịch, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ đang để tại Quy chế của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán... là không phù hợp với quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Luật Chứng khoán 2019. Do vậy, các nội dung này cần phải được quy định tại Nghị định mới để đảm bảo phù hợp về tính pháp lý và hiệu lực khi áp dụng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Luật Chứng khoán 2019 (Khoản 4a Điều 56) quy định thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó, Nghị định số 42/2015/NĐ-CP cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán cho khách hàng và cho thành viên không bù trừ. Do vậy, cần phải điều chỉnh nội dung này tại Nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh mới để phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán 2019. Ngoài ra, Luật Chứng khoán 2019 (Khoản 4 Điều 50 và Điều 118) cũng đã giao cho Bộ Tài chính quy định chi tiết về công bố thông tin và giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh. Theo đó, cần phải đưa các quy định về công bố thông tin và giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh ra khỏi nghị định mới mà quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính cho phù hợp./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Nhiều quy định chi tiết hơn về điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
14:32' - 06/01/2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (Nghị định 158) với nhiều quy định chi tiết và chặt chẽ hơn.
-
Chứng khoán
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh chứng khoán phái sinh
06:30' - 05/01/2021
Chính phủ ban hành Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
-
Chứng khoán
Giao dịch chứng khoán phái sinh giảm mạnh trong tháng 9
16:28' - 07/10/2020
Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trong tháng 9 giảm 27,22% so với tháng trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Nhận diện nguyên nhân chứng khoán có 1 năm biến động trong biên độ hẹp
10:53'
Thị trường chứng khoán đã có 1 năm biến động trong biên độ hẹp, dưới áp lực bán ròng đột biến của khối ngoại, áp lực tỷ giá, áp lực dòng tiền của nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn là bất động sản...
-
Chứng khoán
Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tuần tới (từ 25-29/11): trả cổ tức cao nhất 35%
07:44'
Trong tuần tới từ ngày 25-29/11, có 16 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trong đó MSH và HTL trả cổ tức cao nhất 35% trong khi PSP trả cổ tức thấp nhất 2%.
-
Chứng khoán
Cập nhật mới nhất tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại 3 ngân hàng “big four”
07:40'
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có hiệu lực đến ngày 25/11, khối ngoại đang sở hữu tỷ lệ như thế nào tại BID, CTG và VCB.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ tiếp tục thăng hoa
13:41' - 23/11/2024
Chỉ số Dow Jones đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới trong phiên ngày 22/11, nối dài đà tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống ở cường quốc này.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán trở lại trạng thái thanh khoản thấp
16:11' - 22/11/2024
Sau 2 phiên hồi phục mạnh với dòng tiền chảy vào thị trường tăng lên, nhà đầu tư chứng khoán hôm nay lại do dự giải ngân khiến thanh khoản giảm mạnh và chỉ số “loanh quanh” vùng tham chiếu.
-
Chứng khoán
Đâu là điểm đảo chiều của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán?
15:39' - 22/11/2024
Câu chuyện dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ rõ ràng hơn trong năm 2025, khi một số nút thắt liên quan đến vấn đề nội tại đang dần được tháo gỡ.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin
15:27' - 22/11/2024
Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.
-
Chứng khoán
Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD
12:01' - 22/11/2024
Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 22/11
09:48' - 22/11/2024
Hôm nay 22/11, có 7 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó 6/7 giao dịch là đăng ký mua vào với một số mã là tâm điểm như: DIG, REE, LSS, PHP…