Dấu ấn PTSC CGGV và tàu Bình Minh 02
Năm 2011, Công ty TNHH Địa vật lý PTSC - CGGV được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) góp 51% vốn điều lệ và Công ty CGGVeritas Services Holding BV (Pháp) góp 49%.
PTSC CGGV cung cấp các dịch vụ thu nhận dữ liệu địa chấn hai chiều (2D) và ba chiều (3D) ngoài khơi.
Tài sản của Công ty TNHH Khảo sát địa vật lý PTSC-CGGV là Tàu địa chấn 3D Amadeus và Tàu địa chấn 2D Bình Minh 02. Đến nay, PTSC - CGGV và con tàu biểu tượng Bình Minh 02 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.Tại thời điểm thỏa thuận lập liên doanh, việc hợp tác khai thác các tàu khảo sát địa chấn 2D và 3D được đánh giá là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong việc thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển của PTSC.
Đây cũng là giải pháp nhằm phát triển các loại hình dịch vụ mũi nhọn của PTSC ra thị trường trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là loại hình tàu dịch vụ đa năng thế hệ mới sử dụng công nghệ định vị động học cấp II/III, góp phần mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định trong thời gian dài của PTSC.
Đồng thời, việc cung cấp dịch vụ khảo sát địa chấn 3D cho các khách hàng ở Việt Nam sẽ mang lại lợi thế cho PTSC trong việc mở rộng thị trường, nâng cao uy tín thương hiệu; là cơ hội để PTSC có thể tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ địa chấn 3D từ CGGV, tạo cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị trường trong nước, tạo động lực thúc đẩy thị trường cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong khu vực; đồng thời giảm nguồn ngoại tệ phải thanh toán cho nhà thầu nước ngoài.
Tài sản của Công ty TNHH Khảo sát địa vật lý PTSC-CGGV là Tàu địa chấn 3D Amadeus và Tàu địa chấn 2D Bình Minh 02. Bình Minh 02 là tàu địa chấn 2D được hoán cải từ tàu cá mang tên Pavlovsk hệ Atlantic 333 được mua lại từ nhà thầu Nordic của Nga năm 2003.
Tàu có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết trên tất cả các vùng biển, kể cả điều kiện băng giá. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã giao con tàu này cho Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) chịu trách nhiệm quản lý và khai thác.
Ngày 19/3/2009, con tàu đã được nhà thầu bàn giao sau khi chạy thử thành công và được chính thức mang tên Bình Minh 02.
Tên gọi Bình Minh 02 được đặt cho tàu với ý nghĩa tiếp nối lịch sử của con tàu địa chấn đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam trước đây có tên gọi là Bình Minh. Tàu dài hơn 62m, rộng hơn 13m, sâu hơn 9m.
Toàn bộ các thiết bị địa chấn của tàu được trang bị mới 100% từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như Sercel (Pháp), Seamap (Mỹ), Quest (Anh)… với công nghệ và cấu hình chuẩn hiện nay đối với loại tàu địa chấn 2D.
Tàu có thể thu nổ với cáp dài 12.000m và tài liệu được xử lí sơ bộ hoàn toàn trên tàu với thiết bị thu, ghi và xử lí tốt nhất hiện nay.
Ngay sau khi được bàn giao, tàu Bình Minh 02 đã tiến hành công tác khảo sát địa chấn trên các lô thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Tàu BM 02 hoạt động liên tục 24/24. Các kỹ sư địa chấn ở từng bộ phận làm việc theo ca 12 giờ liên tục. Có hai ca làm việc: Ca ngày làm từ 12h trưa đến 12 giờ đêm, ca đêm làm việc từ 12 giờ đêm đến 12 giờ trưa ngày hôm sau.
Tuy vất vả trăm đường nhưng các kỹ sư trên tàu luôn đề cao trách nhiệm cá nhân, luôn hoàn thành nhiệm vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giao và được đối tác tin cậy.
Bình Minh 02 làm nhiệm vụ khảo sát nghiên cứu địa vật lý, địa chất, nghiên cứu công trình ngầm bằng robot lặn ở những vùng nước sâu và các khảo sát đặc biệt khác thuộc lãnh hải Việt Nam-một trong những lĩnh vực khó khăn, phức tạp nhất của ngành dầu khí.
Bình Minh 02 là một trong những tàu khảo sát biển hiện đại vào loại hiếm hiện nay trên thế giới khi được trang bị đầy đủ các thiết bị tiện nghi, bảo đảm hoạt động trên biển liên tục hơn 40 ngày đêm như máy định vị vệ tinh, máy đo địa chấn, máy quét song.
Điều khác biệt nữa của tàu Bình Minh 02 so với những con tàu thông thường khác là có thêm bộ phận thu nổ địa chấn. Đây là bộ phận đặc biệt quan trọng trên tàu có chức năng vận hành máy thu nổ địa chấn, theo dõi cáp địa chấn, thăm dò đáy biển để tìm kiếm mỏ dầu.
Cách đây gần 6 năm, vào ngày 30/11/2012, thực hiện đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam, tàu Bình Minh 02 khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và đã bị tàu Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam cắt cáp.
Thuyền trưởng, thuỷ thủ đoàn cùng các kỹ sư dầu khí trên tàu Bình Minh 02 đã bình tĩnh, vững vàng, tìm ra phương pháp tối ưu và đã khắc phục sự cố chỉ sau đúng một ngày.
Đến nay, Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC CGGV (đơn vị quản lý tài sản tàu Bình Minh 02) đã thực hiện thành công nhiều dự án thu nổ địa chấn trong và ngoài nước bao gồm cả vùng biển nước sâu, xa bờ.
Các khách hàng của Công ty như PVN, PVEP, Vietsopetro, PVEP POC, Mitra Energy, Oil Search (Hợp đồng giá trị 11 triệu USD – thực hiện tại Papua New Guinea) và ONGC (thực hiện tại Ấn Độ với tổng giá trị hợp đồng là 45 triệu USD).
Riêng trong 2 năm 2012 - 2013, lợi nhuận mà liên doanh PTSC CGGV mang về hơn 370 tỷ đồng.
Đến năm 2014, tổng khối lượng tuyến thu nổ địa chấn 2D đã thực hiện của tàu Bình Minh 02 là 12.753km, gấp gần bốn lần chiều dài bờ biển Việt Nam. Liên doanh PTSC CGGV hoạt động và đạt được những kết quả ấn tượng.
Bên cạnh mục tiêu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Tổng công ty PTSC nói riêng, PVN nói chung, PTSC CGGV đã góp phần giúp PVN và PTSC chủ động hơn trong các hoạt động thăm dò dầu khí ở những vùng biển nước sâu xa bờ.
Ngoài ra, PTSC CGGV còn đào tạo nhiều kỹ sư địa chấn người Việt Nam thay thế các chuyên gia nước ngoài làm việc trên tàu, từng bước làm chủ công nghệ trong lĩnh vực khảo sát địa chấn.
Tàu 3D Amadeus và Bình Minh 02 đã được PTSC CGGV khai thác thực hiện thành công nhiều dự án, khảo sát, thu nổ địa chấn cho các khách hàng trong và ngoài nước.
Cả hai tàu đã khẳng định khả năng cung cấp các dịch vụ khảo sát chất lượng cao ở nhiều vùng biển khác nhau trên thế giới.
Tuy nhiên, giá dầu thô suy giảm từ năm 2014 và duy trì mức rất thấp trong thời gian dài khiến các nhà thầu tạm dừng và giãn các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, liên doanh PTSC CGGV gặp nhiều khó khăn, thua lỗ.
Số lỗ lũy kế đến nay đã lên tới gần 790 tỷ đồng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PTSC, đặc biệt là dịch vụ khảo sát công trình ngầm.
PVN đang kiến nghị các đơn vị chức năng xem xét cho phép được giải thể liên doanh, chấm dứt hoạt động trước thời hạn, đồng thời thoái toàn bộ phần vốn góp của PTSC.
Có thể nói, con tàu lịch sử mang tên Bình Minh 02, Tàu địa chấn 3D Amadeus cùng liên doanh PTSC CGGV đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử thực hiện công tác thu nổ địa chấn, khảo sát dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt Nam.
Và với những đóng góp đối với hoạt động thăm dò dầu khí, với hành trình tìm dầu trên Biển Đông, tàu Bình Minh 02 không chỉ là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của ngành dầu khí mà đã trở thành một biểu tượng trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dấu ấn PTSC
11:22' - 13/07/2018
Trong bối cảnh thị trường dịch vụ dầu khí hết sức khó khăn, nhưng doanh thu, lợi nhuận của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 vẫn vượt hơn 20% kế hoạch.
-
Phân tích doanh nghiệp
Giàn khoan dầu khí - “Trạm y tế” trên biển của ngư dân
07:16' - 13/07/2018
Mỗi giàn khoan dầu khí không chỉ là những cột mốc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc mà còn là là những “trạm y tế” giữa biển khơi của dân đánh cá xa bờ.
-
Doanh nghiệp
Hợp tác giữa Việt Nam và LB Nga trong lĩnh vực dầu khí tiếp tục được củng cố và tăng cường
18:16' - 10/07/2018
Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh đã có cuộc làm việc với Chủ tịch Gazprom (Nga) Alexey Miller ngày 10/7 tại Liên bang Nga.
-
Chuyển động DN
PVEP vượt chỉ tiêu khai thác dầu khí và tài chính
15:18' - 02/07/2018
Mặc dù triển khai nhiệm vụ năm 2018 trong điều kiện khó khăn nhưng 6 tháng qua, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã hoàn thành vượt mức cả chỉ tiêu khai thác dầu khí và tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.