Dấu ấn Tổng thống Donald Trump qua các “đấu trường” kinh tế
Trên trang bìa của L’Express là những chiếc xe tăng thân có dạng đồng USD cùng hình ảnh Tổng thống Mỹ tay chỉ về phía trước cùng dòng tựa: “Những cuộc chiến tranh của ông Trump: công nghệ Trung Quốc, ô tôi Đức, khí đốt Nga, rượu vang Pháp…” với hồ sơ 15 trang cho chủ đề này.
* Vũ khí kinh tế bị lạm dụng
Ngày 2/9/1987, ông Donald Trump đã chi ra đúng 94.801 USD để mua hẳn một trang báo trên New York Times, Washington Post, Boston Globe, với ý định lao vào cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Cộng hòa trước ông George W.Bush.
Ông trình bày quan điểm của mình là không thể chấp nhận thâm hụt thương mại và sẽ bỏ ra nhiều triệu USD để bảo đảm an ninh cho những đồng minh không tôn trọng các quy định về kinh tế, cùng lời đe dọa sẽ áp thuế quan, và về đối nội thì giảm thuế cho dân Mỹ, trợ giúp nông dân…
30 năm sau, khi đã trở thành Tổng thống Mỹ, quan điểm của ông Trump vẫn không thay đổi, có điều thay vì Nhật Bản, nay Trung Quốc đã nằm trong tầm ngắm của ông. Bên cạnh việc làm tê liệt Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên của nước Mỹ đã tạo ra vô số những “đấu trường” về kinh tế kể từ khi bước vào Nhà Trắng.
"Phát súng" đầu tiên được bắn ra vào tháng 3/2018 khi Washington quyết định đánh thuế đối với sản phẩm nhôm, thép. Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU) được tạm thời miễn trừ, nhưng Trung Quốc bị đòn đau.
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng đe dọa tăng thuế đối với ô tô châu Âu, rượu vang Pháp, đồng thời chấm dứt ưu đãi cho hàng nhập khẩu từ Ấn Độ, thương lượng lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, gây sức ép thuế quan để Mexico phải tăng cường giám sát dòng người di cư qua biên giới…
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn tận dụng các vũ khí kinh tế đủ loại để buộc đối phương phải đầu hàng. Trong danh sách đen của ông có đủ mặt từ tài phiệt Nga, tập đoàn Huawei, ZTE (cùng của Trung Quốc) cho đến Venezuela, Iran và đặc biệt là Trung Quốc với những cáo buộc về sự thâm hụt thương mại lên đến 323 tỷ USD, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, gián điệp kinh tế, trợ giá ngầm sản phẩm…
* “Gậy ông đập lưng ông”
Trong căng thẳng với tập đoàn Huawei của Trung Quốc, ông Nhậm Chính Phi - người sáng lập tập đoàn này, cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ là quốc gia có chính sách bành trướng, mà chính Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng khi muốn thống trị thế giới.
Ông cho rằng nếu Mỹ và các nước khác không mua sản phẩm Huawei cũng không gây tác động đáng kể, sự giảm sút của tập đoàn hiện nay chỉ trong ngắn hạn bởi công nghệ trong thiết bị chụp ảnh của điện thoại Huawei là tốt nhất thế giới.
Trả lời câu hỏi về khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc, ông Nhậm Chính Phi nói rằng việc người Trung Quốc phản kháng như Mỹ hy vọng không bao giờ xảy ra vì người dân sẽ giàu lên. Ông nêu ví dụ, giao thông ở Tây Tạng bây giờ còn tốt hơn Thiên Tân, cuộc sống người dân Tây Tạng được cải thiện.
Trong khi đó, căng thẳng leo thang giữa Mỹ và các nước cũng đang dần tạo ra những trục thương mại mới, mà ở đó nước Mỹ đứng ngoài cuộc. Tờ Courrier International của Pháp đăng dòng tựa: “Hiệp định EU-Mercosur, vũ khí chống ông Trump”.
Trong đó, tác giả Süddeutsche Zeitung nhận xét tuy người Mỹ Latinh vốn dễ xúc động, nhưng hiếm khi nhìn thấy một Ngoại trưởng bật khóc như Ngoại trưởng Argentina, ông Jorge Faurie, khi EU và Mercosur đạt được thỏa thuận về thương mại tự do.
Cuộc thương lượng đã kéo dài đến 20 năm. Trong thời gian đó, EU đã đưa vào sử dụng đồng euro, còn nền kinh tế Argentina thì sụp đổ. Các chính phủ liên tiếp lên thay tại bốn nước Mercosur (Argentinatina, Brazil, Paraguay, Uruguay) trải qua tiến trình đàm phán hết sức khó khăn.
Thêm vào đó, cả hai bên đều có những lo ngại liên quan đến việc nông dân châu Âu sợ đường, ngũ cốc và thịt giá rẻ từ Nam Mỹ tràn vào, còn các công ty nhà nước Mercosur lo rằng thiết bị của họ không cạnh tranh nổi với hàng châu Âu.
Dù vậy theo tờ báo, nên vui mừng vì hiệp định này không chỉ mang lại lợi ích thương mại mà cả chính trị, qua việc làm đối trọng với chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump. Hiện nay, nhiều nước Nam Mỹ lệ thuộc nặng nề vào Mỹ về kinh tế. Hơn nữa, Hiệp định Thương mại Tự do với EU ngoài việc kết nối châu Âu với Nam Mỹ, còn giúp khối Mercosur đoàn kết lại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dọa phủ quyết dự luật chi tiêu quốc phòng của Hạ viện
08:08' - 10/07/2019
Một phiên bản của dự luật chi tiêu quốc phòng sẽ được bỏ phiếu tại Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát trong tuần này với mức chi tiêu ít hơn so với đề xuất ngân sách năm 2020 của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump tiếp tục lên tiếng chỉ trích về việc tăng lãi suất FED
07:45' - 07/07/2019
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục lên tiếng chỉ trích Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc tăng lãi suất khi cho rằng đây là “vấn đề khó khăn nhất” mà Mỹ phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc gặp Trump-Kim mang tính biểu tượng và thiếu mục tiêu chung
05:30' - 07/07/2019
Cuộc gặp Trump-Kim tại DMZ với những cử chỉ mang tính biểu tượng này là nền tảng để các cuộc đàm phán có thể tiến lên phía trước.
-
Kinh tế tổng hợp
Tổng thống Trump cam kết giảm giá thuốc về mức thấp nhất thế giới
09:59' - 06/07/2019
Ngày 5/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền đang xúc tiến ban hành một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc tại nước này về mức thấp nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump ca ngợi mối quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên
08:05' - 06/07/2019
Ngày 5/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, sau sự kiện diễn ra mới đây giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Washington đang có mối quan hệ “rất tốt đẹp” với Bình Nhưỡng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.